Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Khác với tàu chợ (người chuyên chở chịu trách nhiệm và chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa), các bên trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể thỏa thuận những công việc này do ai thực hiện và chịu chi phí.

Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến
Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Thông thường chi phí bốc dỡ san xếp được ghi đằng sau giá cước

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến, chi phí bốc dỡ san xếp hàng hóa thường được quy định theo các phương thức như sau:

1/ Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu (loading), sắp xếp hàng hóa trong tàu (Stowage), chèn lót (Dunnage), ngăn cách (Separation) và dỡ hàng (Discharging).

2/ Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO (Free in Liner out).

3/ Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI (Free out Liner in).

4/ Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): Theo cách quy định này, người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp hàng (Stowage), san cào hàng (Trimming) trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng .

Như vậy, nếu có chi phí sắp xếp hàng hóa (Stowage) đối với hàng đóng bao và chi phí cào san trải hàng (Trimming) đối với hàng rời thì trong hợp đồng thuê tàu phải nói rõ do ai chịu? Người vận chuyển hay người thuê vận chuyển?

Nếu miễn cho người vận chuyển thì thêm chữ S và T sau các thuật ngữ FI, FO, FIO để thành FIS hay FOS hay FIOT. Cần lưu ý các thuật ngữ trên là thuật ngữ hàng hải về thuê tàu, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, đây không phải thuật ngữ thương mại vì vậy nên tránh việc lắp ghép tùy tiện với các điều kiện thương mại trong Incoterms như kiểu CIF FO hay FOB FI v.v… rất dễ hiểu nhầm, gây ra tranh chấp.

Ví dụ, nếu người mua CIF một lô hàng rời muốn mình không chịu phí dỡ hàng tại cảng đích thì phải thỏa thuận với người bán một cách rõ ràng rằng “người mua được miễn mọi chi phí dỡ hàng kể cả phí lõng hàng ở cảng đích: the buyer shall be free of all the cost of goods discharging at the destination port including lighterage if any”. Trên cơ sở đó, người bán khi thuê tàu sẽ thỏa thuận với người vận chuyển một cách phù hợp với hợp đồng mua bán

Chi phí và trách nhiệm

Trong thực tiễn thương mại quốc tế đã xảy ra tình huống sau:

Người thuê vận chuyển ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) để chở sắt cuộn (steel coil) từ cảng Port Kelang (Malaysia) về cảng Hải Phòng. Tàu rời cảng Port Kelang trong tình trạng bình thường.

Sau đó, người thuê vận chuyển nhận được điện của chủ tàu/người vận chuyển thông báo là tàu phải ghé vào cảng Singapore để chằng buộc lại hàng hóa do trong khi chạy trên biển, nhiều cuộn sắt đã bị xê dịch (thay đổi vị trí so với vị trí ban đầu) vì dây chằng buộc bị lỏng, một số bị đứt. Chủ tàu/người vận chuyển yêu cầu mọi chi phí liên quan đến chằng buộc lại hàng hóa do người thuê vận chuyển phải chịu. Hơn nữa, họ yêu cầu phải trả chi phí này trước khi trả hàng (dỡ hàng). Nếu không, họ sẽ không trả hàng cho người nhận hàng.

Lý do mà chủ tàu/người vận chuyển đưa ra là trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến nói trên, phần thoả thuận về chằng buộc hàng hoá có câu: “Chi phí chằng buộc, chèn lót hàng hoá do người thuê vận chuyển chịu” (lashing, securing, dunnage, if any, to be for Charterer’s account). Người thuê vận chuyển có phải trả chi phí chằng buộc lại hàng hoá không?

Hàng hóa đã bị dịch chuyển (shifting) trong quá trình vận chuyển và sự dịch chuyển này có liên quan trực tiếp đến việc sắp đặt (stowage) và bảo đảm cho hàng hoá được chằng buộc chắc chắn (securing), không bị dịch chuyển trong hành trình trên biển.

Dù ai (chủ tàu/người vận chuyển hay người thuê vận chuyển) phải trả chi phí chằng buộc hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến thì một trong những trách nhiệm của người chuyên chở là trách nhiệm thương mại đối với hàng hóa. Trách nhiệm này bao gồm việc thuyền trưởng phải bảo đảm rằng, trước khi cho tàu khởi hành từ cảng nhận hàng (Port Kelang), hàng hoá đã được chằng buộc, chèn lót chắc chắn, thích hợp mà một thuyền trưởng với khả năng chuyên môn và sự thận trọng, trách nhiệm, tận tâm đúng mức phải thực hiện. Tiếng Anh gọi người thuyền trưởng như vậy là “prudent master”.

Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến
Chi Phí Bốc Dỡ San Xếp Trong Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến

Ngoài ra, trong hành trình trên biển, thuyền trưởng còn phải thường xuyên cho kiểm tra để chằng buộc, chèn lót lại hàng hoá khi cần thiết nhằm đảm bảo rằng tàu và hàng hoá luôn luôn ở tình trạng an toàn tối đa có thể được. Trong trường hợp này, thuyền trưởng đã có thiếu sót trong việc chất xếp và chằng buộc hàng hoá tại cảng nhận hàng.

Do đó, mọi chi phí liên quan đến việc chằng buộc lại hàng hoá tại Singapore do chủ tàu/người vận chuyển phải chịu. Xin lưu ý thêm, theo Công ước SOLAS 1974 (1974 International Convention for the Safety of Life at Sea, as amended – Công ước quốc tế về bảo đảm an toàn sinh mạng trên biển, năm 1974, có sửa đổi), trên mỗi tàu biển chở hàng, trừ những tàu chuyên dùng để vận chuyển hàng rắn và hàng lỏng chở xô (solid and liquid bulk cargoes), luôn phải có tài liệu hướng dẫn cách sắp đặt, chèn lót, chằng buộc hàng hoá (cargo securing manual) được các hãng đăng kiểm (classification society) chấp nhận.

Tài liệu này còn phải phù hợp với văn bản thông báo (circular) số 745, ngày 13/6/1996 của Uỷ ban An toàn hàng hải trực thuộc Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO). Những yêu cầu này có hiệu lực từ ngày 31/12/1997. Do đó, người thuê vận chuyển không phải trả chi phí liên quan đến việc chằng buộc lại hàng hóa tại Singapore.

Về vấn đề này, luật Hàng hải Việt Nam 2005 qui định như sau:

Điều 106. Bốc hàng và xếp hàng trên tàu biển

Hàng hoá phải được sắp xếp trên tàu biển theo Sơ đồ hàng hoá do thuyền trưởng quyết định. Việc xếp hàng hoá trên boong phải được người thuê vận chuyển đồng ý bằng văn bản.
Người vận chuyển có nghĩa vụ chăm sóc chu đáo việc bốc hàng, sắp xếp, chằng buộc và ngăn cách hàng hoá ở trên tàu biển. Các chi phí liên quan do hai bên thoả thuận trong hợp đồng.

Rate this post