Hướng dẫn thủ tục xin CO Form CPTPP

Hướng dẫn thủ tục xin C/O Form CPTPP

Hướng dẫn thủ tục xin CO Form CPTPP

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, CO (Certificate of Origin) được cung cấp dựa trên Hiệp định thương mại tự do được kí kết đa phương hoặc song phương. CO form CPTPP được cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo đó, hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu đến các nước sau thì sẽ được cấp CO form CPTPP: Australia (Úc), Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, México, New Zealand, Peru và Singapore.

Về cơ bản, CO mẫu CPTPP và các mẫu khác sẽ giúp cho chủ hàng khi tiến hành giao dịch sẽ biết chắc được hàng hóa được sản xuất, gia công chế biến tại đâu. Phần nào đó sẽ đảm bảo được chất lượng cũng như thương hiệu hàng hóa. Ngoài ra, CO còn giúp cho cơ quan hải quan, và người nhập khẩu nắm được hàng hóa có được hưởng ưu đãi thuế quan hay không. Việc giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh.

Hướng dẫn thủ tục xin CO Form CPTPP
Hướng dẫn thủ tục xin CO Form CPTPP

Chứng nhận xuất xứ CO Form CPTPP là gì?

Khái niệm chung về CO Form CPTPP

Trong hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên thái bình dương: CO form CPTPP là loại CO ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong hiệp định CPTPP. Hàng hóa được cấp CO mẫu CPTPP sẽ được hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên.

Các thành viên và điều kiện áp dụng CO Form CPTPP

Chứng nhận xuất xứ CO Form CPTPP là gì?
Chứng nhận xuất xứ CO Form CPTPP là gì?

a) Được xuất nhập khẩu vào lãnh thổ các nước theo quy định tại Hiệp định CPTPP, bao gồm:
a.1) Australia
a.2) Canada
a.3) Nhật Bản;
a.4) Mexico;
a.5) New Zealand;
a.6) Singapore;
b) Điều kiện: Có chứng từ vận tải (bản chụp) thể hiện đích đến thuộc lãnh thổ các nước được quy định

Quy định về thời gian và cơ quan cấp CO Form CPTPP

Cơ quan cấp CO Form CPTPP

Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương

Thời gian trả CO Form CPTPP theo quy định (tham khảo)

  • Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00 , Chiều 13h30 – 16h00
  • Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30 , Chiều 14h00 – 16h30

Quy định về bộ hồ sơ xin cấp CO Form CPTPP tại Bộ Công Thương

  • Đơn đề nghị cấp CO CPTPP được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
  • Mẫu CO CPTPP tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
    Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
  • Bản sao hóa đơn thương mại;
  • Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;
  • Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực;
  • Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra;
  • Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa;
  • Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
  • Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất.
  • Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
  • Giấy phép xuất khẩu;
  • Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác.

Quy trình làm CO Form CPTPP

CO mẫu CPTPP do Việt nam cấp được kê khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung kê khai phải phù hợp với các chứng từ quy định của Thông tư Quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Nội dung kê khai CO mẫu CPTPP cụ thể như sau:

Quy trình làm CO Form CPTPP
Quy trình làm CO Form CPTPP
  • Ô số 1: tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).
  • Ô số 2: Tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước.
  • Ô trên cùng bên phải: ghi số tham chiếu (do Tổ chức cấp CO ghi). Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, với cách ghi cụ thể như sau:

a) Nhóm 1: tên viết tắt nước thành viên xuất khẩu là Việt Nam, gồm 02 ký tự là  “VN”;
b) Nhóm 2: tên viết tắt của nước thành viên nhập khẩu thuộc Hiệp định CPTPP, gồm 02 ký tự như sau: AU: Ô-xtơ-rây-li-a; JP: Nhật Bản; BN: Bru-nây; MY: Ma-lai-xi-a; PE: Peru; MX: Mê-hi-cô; CA: Ca-na-đa; NZ: Niu Di-lân; CL: Chi-lê; SG: Sin-ga-po.
c) Nhóm 3: năm cấp CO, gồm 02 ký tự. Ví dụ: cấp năm 2019 sẽ ghi là “19”;
d) Nhóm 4: mã số của Tổ chức cấp CO, gồm 02 ký tự. Danh sách các Tổ chức cấp CO được quy định cụ thể. Danh sách này được Bộ Công Thương cập nhật thường xuyên khi có sự thay đổi về các Tổ chức cấp CO CPTPP;
đ) Nhóm 5: số thứ tự của CO, gồm 05 ký tự;
e) Giữa nhóm 1 và nhóm 2 có gạch ngang “-”. Giữa nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 có dấu gạch chéo “/”.
Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp CO mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Ca-na-đa trong năm 2019 thì cách ghi số tham chiếu của CO này sẽ là: VN-CA19/02/00006.

  • Ô số 3: ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì ghi “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì ghi “tên tàu”) và tên cảng dỡ hàng.
  • Ô số 4: Tổ chức cấp CO sẽ đánh dấu  vào ô thích hợp.
  • Ô số 5: Tên người sản xuất, địa chỉ, tên nước.
  • Ô số 6: số thứ tự các mặt hàng (nhiều mặt hàng ghi trên 1 CO, mỗi mặt hàng có một số thứ tự riêng).
  • Ô số 7: ký hiệu,số lượng kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm mã HS của nước nhập khẩu ở cấp 6 số và tên thương hiệu hàng (nếu có)).
  • Ô số 8: ghi tiêu chí xuất xứ của hàng hóa.

Hàng hóa được sản xuất tại nước ghi đầu tiên ở ô số 11 của CO là:
+ Hàng hoá có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước xuất khẩu Điền vào ô số 8: WO
+ Hàng hóa được sản xuất toàn bộ Điền vào ô số 8: PE
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: RVC
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: CC, CTH, CTSH
+ Hàng hoá có xuất xứ không thuần túy Điền vào ô số 8: SP

  • Ô số 9: trọng lượng cả bì của hàng hoá (hoặc đơn vị đo lường khác) và trị giá. Thương nhân được lựa chọn kê khai hoặc không kê khai trị giá hàng hóa trên CO.
  • Ô số 10: số và ngày của hoá đơn thương mại được cấp cho lô hàng nhập khẩu vào nước nhập khẩu.
  • Ô số 11:
    Dòng thứ nhất ghi tên nước xuất khẩu.
    Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu.
    Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm đề nghị cấp CO, họ tên, chữ ký của người ký đơn đề nghị cấp CO.
  • Ô số 12: dành cho Tổ chức cấp CO ghi: địa điểm, ngày tháng năm cấp CO, chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp CO, con dấu của Tổ chức cấp CO.
    Trường hợp cấp CO bản sao chứng thực của CO gốc, dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” và ngày cấp bản sao này được đánh máy hoặc đóng dấu lên Ô số 12.

Các trường hợp phát sinh từ chối cấp CO Form CPTPP

Quy trình làm CO Form CPTPP
 Quy trình làm CO Form CPTPP
  • Người đề nghị cấp CO chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;
  • Hồ sơ đề nghị cấp CO không đúng như quy định;
  • Người đề nghị cấp CO chưa nộp chứng từ nợ từ lần cấp CO trước đó;
  • Người đề nghị cấp CO có gian lận về xuất xứ từ lần cấp CO trước đó và vụ việc chưa được giải quyết xong;
  • Người đề nghị cấp CO không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp CO tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;
  • Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
  • Mẫu CO được khai bằng mực màu đỏ, viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau;
  • Có căn cứ hợp pháp, rõ ràng chứng minh hàng hóa không có xuất xứ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin cũng như quy trình cần thiết để các doanh nghiệp có thể làm CO form CPTPP. Hải quan Việt Nam có cung cấp dịch vụ khai CO theo yêu cầu, nếu quý khách có nhu cầu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Tham khảo thêm tại:

Dịch vụ nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc EXW

Thủ tục nhập khẩu nông sản

Rate this post