Bạn đã từng nghe về ngành Logistics và Chuỗi cung ứng? Rất nhiều người không nhận ra rằng, tuy tên gọi có vẻ xa lạ nhưng Logistics và Chuỗi cung ứng đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta. Ngành Logistics đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đến đúng nơi và đúng thời điểm. Các nhà Logistics giám sát vòng đời của sản phẩm, vị trí lưu hàng và trạng thái vận chuyển…
Nhu cầu nhân lực ngành Logistics và Chuỗi cung ứng ngày càng gia tăng. Cùng Mr. Lô tìm hiểu 8 lý do nên theo học ngành Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng nhé:
1. Nhân lực Logistics đang được săn đón trên thị trường
Từ nay đến năm 2020, các nhóm ngành kinh tế và đặc biệt là Logistics ở TPHCM có nhu cầu đến 25.000 lao động. Đi đôi với sự phát triển kinh tế và ngoại thương của Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Logistics, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao ngày càng tăng. Không có Logistics, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đứng trước nguy cơ bị dừng lại.
2. Cơ hội việc làm tốt với mức lương cạnh tranh
Một khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh về chất lượng nhân lực logistics cho thấy, 53,3% DN thiếu đội ngũ nhân viên Logistics có trình độ chuyên môn và kiến thức về logistics, 30% DN phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% DN hài lòng với chuyên môn của nhân viên.
Logistics và các ngành liên quan: Thu mua, vận tải, sản xuất, kho hàng… đang có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: https://logistics4vn.com/luong-nganh-logistics-xuat-nhap-khau-chuoi-cung-ung/
3. Logistics không đòi hỏi nhiều bằng cấp để thăng tiến
Khác với những chuyên ngành khác, các chuyên gia Logistics có cơ hội được thăng tiến và tiếp cận các cơ hội việc làm tốt mà ít gặp các rào cản về bằng cấp. Mặc dù một số công việc có thể yêu cầu các chứng chỉ riêng biệt, hầu hết các sinh viên tốt nghiệp có thể dễ dàng tìm được việc trong ngành Logistics và Chuỗi cung ứng mà không cần học thêm chứng chỉ hay văn bằng nào khác.
4. Được đi công tác ở nhiều nơi
Rất nhiều vị trí trong ngành Logistics cho bạn cơ hội được đi công tác, có thể là đi công tác nước ngoài. Mặc dù đây là những chuyến đi giải quyết công việc nhưng nó sẽ góp phần mở rộng kiến thức và kinh nghiệm của bạn một cách đáng kể.
5. Nhiều sự lựa chọn về việc làm
Dù Logistics là một chuyên ngành khá mới và đặc thù, nhưng trong Logistics vẫn có rất nhiều mảng việc làm bạn có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải … Nếu theo học Logistics, bạn không chỉ có lợi thế so với các sinh viên ngành khác khi tìm việc ở những mảng này, mà còn được tiếp cận các công việc mà những người tốt nghiệp Logistics mới nắm được.
6. Nhiều cơ hội thực tập
Các bạn sinh viên ngành Logistics và Supply chain hiện nay không phải lo ngại khi tìm kiếm các công việc thực tập. Hiện ngành Logistics đã ngày càng phát triển và bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được một chỗ thực tập qua các trang Logistics4vn, Internship.edu.vn hay Ybox.
7. Cơ hội phát triển kỹ năng mềm
Nhiều chuyên gia Logistics đã thành công trong các ngành khác nhờ các kỹ năng họ đúc kết được khi còn làm trong ngành, như dư báo, tối ưu hóa công việc, quản lý – điều hành, và giám sát ngân sách.
8. Mức độ thỏa mãn nghề nghiệp
Ngoài cơ hội việc làm cao và mức lương khá so với các ngành khác, nhiều chuyên gia Logistics và Chuỗi cung ứng theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì họ cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Council of Supply Chain Management Professionals cho thấy 79% các chuyên gia Logistics hài lòng với việc làm của mình. Họ cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố làm họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành nhất.