Việt Nam là nước đang phát triển nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn. Nhập khẩu phát triển bởi nhu cầu và thị hiếu của người dân vô cùng đa dạng. Đôi khi, các doanh nghiệp khan hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất cũng cần đến nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng chưa nắm rõ các thủ tục, các giấy tờ. Có nhiều hình thức nhập khẩu khác nhau như nhập khẩu trực tiếp hay ủy thác, nhập khẩu buôn bán đối lưu, tạm nhập tái xuất, nhập khẩu gia công…Mỗi loại sẽ có thủ tục nhập khẩu hàng hóa khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập cụ thể về các bước làm thủ tục hải quan nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh.
Trong quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng ngoại thương (Sale Contract) là hợp đồng thể hiện giao dịch của 2 bên. Giấy tờ này thường sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hoá.
Một số thông tin không thể thiếu trong hợp đồng ngoại thương bao goofmL Tên hàng hóa, số lượng – trọng lượng, quy cách, giá cả, cách đóng gói….
Bên cạnh đó là một số điều kiện nêu trong hợp đồng: điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng, thời hạn và phương thức thanh toán, các loại chứng từ cần thiết, các thỏa thuận khác….
Để hoàn tất thủ tục nhập khẩu một lô hàng, doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ chứng từ với đầy đủ các giấy tờ sau:
Nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành thì nên tiến hành đăng kí trước để tránh việc mất thời gian chờ đợi khi hàng về cảng. Sau khi nhận được Arrival Notice (giấy thông báo hàng đến), doanh nghiệp cần đăng kí kiểm tra chuyên ngành. Thông thường trước khi tàu đến cảng 1 – 2 ngày doanh nghiệp sẽ nhận được giấy này từ hãng vận chuyển.
Nếu hàng không nằm trong danh sách yêu cầu kiểm tra chuyên ngành thì bỏ qua bước này và tiến hành bước tiếp theo.
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy thông báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành lên tờ khai hải quan. Để thực hiện bước này thì yêu cầu là doanh nghiệp đã có chữ ký số và đăng ký chữ số đó với Tổng cục Hảo quan Việt Nam. Ngoài ra, việc khai tờ khai hải quan có thể được thực hiện trực tiếp trên hệ thống VNACCS của tổng cục Hải quan hoàn toàn miễn phí. Nhưng thông thường các doanh nghiệp hiện nay thường mua phần mềm khai báo hải quan từ các công ty tin học uy tín đã được xác nhận hợp chuẩn vì việc sử dụng có vẻ dễ hơn và tiện lợi hơn.
Doanh nghiệp cần điền đầy đủ thông tin trên tờ khai như mã cảng, mã loại hình, mã hải quan…và nhiều thông tin chi tiết khác. Do đó bạn cần chuẩn bị thật kỹ và điền đầy đủ thông tin. Nếu chưa có kinh nghiệm, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ hải quan trọn gói của các bên uy tín để tránh sai sót.
Khi tờ khai hải quan đã hoàn tất, bạn truyền thử tờ khai đi. Nếu thông tin đã được điền đầy đủ, tờ khai ấy sẽ được cấp số. Và lúc này bạn cần thật kỹ lưỡng kiểm tra các thông tin quan trọng một lần nữa như mã loại hình, mã địa điểm lưu kho, mã chi cục hải quan…Bởi nếu sai mục này thì tờ khai sẽ bị hủy và phải thực hiện lại từ đầu.
Lệnh giao hàng là Delivery Order (D/O), là một loại chứng từ được phát hành bởi hãng tàu hoặc công ty forwarder. Để lấy lệnh giao hàng D/O, bạn tới hãng vận chuyển và mang theo các loại giấy tờ sau:
Trường hợp hàng nguyên container FCL, cần phải kiểm tra xem còn hạn miễn phí lưu container hay không. Nếu hết hạn bạn cần nộp tiền gia hạn thêm. Thời gian gia hạn là đến lúc dự kiến nhận hàng. Lưu container tại cảng càng lâu thì đồng nghĩa chi phí càng cao. Do đó cần sát sao trong các khâu, làm thủ tục hải quan kỹ lưỡng để tránh bị kéo thời gian.
Sau khi tờ khai hải quan được truyền đi, hệ thống sẽ căn cứ vào đó và phân luồng. Lúc này sẽ có 3 trường hợp: luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Đối với các lô hàng nhập khẩu, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính, đó là:
+ Thuế nhập khẩu.
+ Thuế giá trị gia tăng VAT.
Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng có tính đặc thù, doanh nghiệp còn phải nộp thêm các loại thuế đó là thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Có hai việc bạn cần chuẩn bị trước:
Lưu ý, doanh nghiệp cần chắc chắn rằng lệnh giao hàng vẫn còn hiệu lực, nếu không thì phải làm việc với hãng tàu để tiến hành gia hạn lại. Sau đó, người đại diện doanh nghiệp sẽ đến phòng thương vụ của Cảng để trình các giấy tờ như D/O, giấy giới thiệu của chủ hàng, mã vạch tờ khai hải quan,… Nhân vên sẽ lên hoá đơn và cho bạn thanh toán những khoản phí cần thiết.
Người đại diện chỉ việc nộp phí và nhận phiếu ER tức phiếu giao nhận mà thôi. Sau đó, chỉ việc bốc xếp hàng lên xe và chở về kho bảo quản.
Xem thêm các thông tin tại:
Thủ tục nhập khẩu trái dừa khô
Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0936 257 997
Website: https://haiquanvietnam.net/
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…