Xin giấy phép nhập khẩu thuốc thú y 2022
Thuốc thú y hoặc nguyên liệu dùng làm thuốc thú y là mặt hàng nằm trong danh mục kiểm soát của Bộ Nông nghiệp và phát triền nông thôn nên cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
Đế được cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y, tổ chức, cá nhân nộp hồ hơ đến Cục Thú y. Cục thú y sẽ xem xét và cấp giấy phép nhập khẩu, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ bao gồm
Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXII ban hành kèm theo Thông tư 13/2016/TT-BNNPTNT;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thú y đối với tổ chức lần đầu nhập khẩu;
Bản sao tài liệu chứng minh mục đích nhập khẩu thuốc thú y;
Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA) của nhà sản xuất;
Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS, CPP, MA) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;
Tóm tắt đặc tính sản phẩm;
Nhãn sản phẩm.
Tùy vào mục đích của việc nhập khẩu, hồ sơ sẽ có bổ sung một số giấy tờ khác.
Giấy chứng nhận lưu hành sản phẩm (CFS)
Giấy phép lưu hành tự do viết tắt là CFS. Là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó, được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ ISO 22000/ HACCP
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm.
- Bản tự công bố sản phẩm
- Nhãn chính sản phẩm
- Hợp đồng gia công hoặc hợp đồng mua bán
Cơ quan cấp giấy chứng nhận:
Bộ Công thương hoặc cơ quan được Bộ Công thương ủy quyền
Thời gian thực hiện
5 – 7 ngày
Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm (CoA)
Doanh nghiệp muốn xin cấp C/A – COA thì cần thực hiện theo quy trình sau:
Tiếp nhận mẫu cần kiểm nghiệm -> Quản lý mẫu -> Kiểm tra -> Báo cáo kết quả của việc kiểm tra -> Kiểm tra-> Công bố kết quả
COA hay C/A là viết tắt của “Certificate Of Analysis“, dịch nghĩa là giấy chứng nhận phân tích. COA là bảng phân tích thành phần sản phẩm được sử dụng để xác nhận hàng hoá xuất khẩu có đáp ứng các thông số nhất định hay không. Các thông số trong COA chủ yếu có tính chất hoá lý, chẳng hạn như thành phần, độ ẩm, độ chua,… của sản phẩm.
COA giống như tên gọi “giấy chứng nhận phân tích” của nó, khi vừa xác nhận vừa phân tích sản phẩm. COA là tài liệu được cung cấp bởi người bán về thành phần và thuộc tính của sản phẩm.
Quy định cơ bản về COA
COA được cấp từ trung tâm kiểm nghiệm độc lập, có chức năng phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 (do người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu chỉ định) hoặc tại phòng thí nghiệm của nước xuất khẩu.
Thông thường việc phân tích được thực hiện trên các mẫu đại diện trong tổng số hàng hoá bán ra.
Việc phân tích có thể được thực hiện tại nhà máy hoặc kho hàng của nhà xuất khẩu. hoặc tại nơi sản phẩm được vận chuyển quốc tế.
Một số cơ quan có thẩm quyền phân tích và cấp certificate of analysis (COA hoặc C/A)
- PKN của Công ty TNHH Eurofins Sắc ký Hải Đăng
- Trung tâm phân tích và thử nghiệm 2- Vinacontrol Công ty TNHH giám định Vinacontrol Tp. HCM
- PKN của Công ty TNHH MTV KHCN Hoàn Vũ
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm Thuỷ sản vùng 4
- Viện vệ sinh y tế công cộng
Hi vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho các cá nhân, doanh nghiệp muốn nhập khẩu thuốc thú y.
Đọc thêm: Xuất khẩu chè đầu năm 2022 chưa thể phục hồi
Tham khảo thêm: Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ – trọn gói