C/O form AJ cho hàng hóa xuất nhập khẩu đi Nhật Bản

Đối với mỗi hàng hóa giao dịch quốc tế, các nhà xuất nhập khẩu thường quan tâm đến hàng hóa có thuộc danh mục được hưởng ưu đãi thuế từ nước đối tác hay không?

C/O form AJ là form ưu đãi cho hàng hóa xuất nhập khẩu đi Nhật Bản.

Khi xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ có hai mẫu ưu đãi được áp dụng là mẫu AJ (ASEAN – Japan) hoặc mẫu VJ (Việt Nam – Japan). Nếu xuất trình được một trong hai mẫu C/O ưu đãi này thì doanh nghiệp sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi.

Cùng Hải Quan Việt Nam tìm hiểu thông tin về mẫu C/O form AJ thông qua bài viết dưới đây.

Quy trình xin cấp C/O form AJ

Để thực hiện  xin cấp mẫu C/O form AJ, bạn cần thực hiện theo quy trình dưới đây:

Bước 1: Khai báo trực tuyến thông quan hệ thống khai báo của Bộ Công thương http://ecosys.gov.vn

Bước 2: Nộp hồ sơ bản cứng tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu, Bộ Công thương

Nộp hồ sơ tại quầy được gọi, sau khi cán bộ tiếp nhận, kiểm tra và chuyển hồ sơ cho các chuyên viên tiến hành xử lý hồ sơ

Bộ hồ sơ bao gồm:

–  Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu AJ

– Bộ C/O Mẫu AJ đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và hai (02) bản sao;

– Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;

– Hoá đơn thương mại;

– Quy trình sản xuất tiêu chuẩn / Hạn mức sản xuất;

– Vận tải đơn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn bổ sung thêm hồ sơ như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

Bước 3: Khi đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp số C/O, nhận dữ liệu C/O từ hệ thống học nguyên lý kế toán

Bước 4: Ký duyệt C/O

C/O phải được đóng dấu, ký duyệt từ cơ quan quản lý, một bản cơ quan giữ lại, một bạn gửi lại cho thương nhân.

Thời hạn cấp C/O

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương về quy định cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo form C/O thì thời hạn được cấp sẽ là trong vòng 3 ngày kể từ ngày doanh nghiệp cung cấp và nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan quản lý.

Các trường hợp bị từ chối cấp C/O

Trong một số trường hợp, doanh nghiệp nên lưu ý để tránh những sai sót, doanh nghiệp bị cơ quan quản lý bác bỏ C/O. học kế toán thực hành ở đâu

Một số trường hợp thường gặp:

  • Bộ hồ sơ xin cấp C/O không đầy đủ, không hợp lệ, thiếu chính xác
  • Xuất trình hồ sơ không đúng nơi đăng ký hồ sơ thương nhân
  • Bộ hồ sơ xung đột về nội dung, thông tin trên hồ sơ
  • Mẫu khai C/O form AJ xảy ra sai sót, tầy xóa, bị mờ, viết bằng tay hoặc được in bằng nhiều màu mực khác nhau.
  • Hàng hóa xin cấp C/O không đạt các tiêu chí xuất xứ

Để nắm rõ, và vận dụng một cách chính xác các chứng từ trong ngành xuất nhập khẩu, các bạn học xuất nhập khẩu phải chắc chắn rằng bạn đã nắm kĩ các vấn đề liên quan đến kiến thức và kỹ năng xuất nhập khẩu và điều chỉnh phù hợp với các quy định đề ra. Chúc bạn thành công!

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago