Dịch vụ Hải Quan Đường Biển

Cập nhật 2022: Điều kiện bảo hiểm đường biển loại A, B, C

Cập nhật 2022: Các điều kiện bảo hiểm đường biển loại A, B, C 

Các loại bảo hiểm khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là những loại nào? Doanh nghiệp nên lựa chọn bảo hiểm đường biển nào để đảm bảo an toàn cho hàng hóa của mình?

Các điều kiện bảo hiểm đường biển loại A, B, C

Các luật và các điều kiện bảo hiểm đường biển:

  • Luật bảo hiểm hàng hải 1906 (Marine Insurance Act, 1906)
  • Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa và tàu bè của Việt những người bảo hiểm London (ILU)
  • Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa (Insurance Cargo Clause – ICC)
  • ICC 1963 (Điều kiện bảo hiểm FPA, WA, AR)
  • ICC 1982 (Điều kiện loại A, loại B, loại C)
    Các loại bảo hiểm đường biển

ICC 1963 (Điều kiện bảo hiểm đường biển FPA, WA, AR)

Điều kiện miễn tổn thất riêng FPA – Free from particular average

Điều kiện FPA – Free from particular average có trách nhiệm bảo hiểm gồm :
• Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển, dỡ hàng tại cảng lánh nạn do rủi ro chính mang lại.
• Mất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải.
• Bồi thường các chi phí sau:
– Chi phí đóng góp tổn thất chung
– Chi phí cứu nạn
– Chi phí đề phòng, hạn chế tổn thất trong phạm vi bảo hiểm do người thứ ba gây ra
– Chi phí giám định tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra
– Chi phí tố tụng và khiếu kiện

Điều kiện tổn thất riêng WA – With particular average

Điều kiện WA – With particular average có trách nhiệm bảo hiểm gồm:

  • Điều kiện FPA + tổn thất bộ phận do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển không giới hạn trong bốn rủi ro chính (chìm đắm, mắc cạn, cháy nổ, đâm va), và dỡ hàng tại cảng lánh nạn.
  • Điều kiện WA luôn đi kèm với mức miễn bồi thường:
    • Miễn bồi thường có khấu trừ
    • Miễn bồi thường không khấu trừ

Điều kiện mọi rủi ro AR – All risks

Điều kiện AR – All risks có trách nhiệm bảo hiểm gồm:
• Đây là điều kiện bảo hiểm rộng nhất của ICC 1963
• Điều kiện WA + rủi ro phụ.
• Người bảo hiểm không áp dụng mức miễn bồi thường:

ICC 1982 (Điều kiện bảo hiểm đường biển loại A, loại B, loại C)

Điều kiện C

Điều kiện C có 7 trách nhiệm bảo hiểm gồm:
• Mắc cạn, đắm, cháy, đâm va
• Dỡ hàng tại một cảng gặp nạn
• Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc bị trật bánh
• Tổn thất chung và các chi phí hợp lý (chi phí cứu nạn, chi phí đề phòng hạn chế tổn thất, chi phí giám định, chi phí khiếu nại tố tụng)
• Ném hàng ra khỏi tàu
• Mất tích
• Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản 2 tàu đâm va nhau cùng có lỗi

Điều kiện B

Điều kiện B có 11 trách nhiệm bảo hiểm gồm:
• 7 trách nhiệm bồi thường giống điều kiện C
• Động đất, núi lửa phun, sét đánh
• Nước cuốn khỏi tàu
• Nước biển, nước sông, nước hồ tràn vào tàu, hầm hàng, xà lan, phương tiện vận chuyển hoặc nơi chứa hàng
• Tổn thất toàn bộ của bất kỳ một kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp dỡ hàng hóa

Điều kiện A

Điều kiện A có 12 trách nhiệm bảo hiểm gồm:
• 11 trách nhiệm bồi thường giống điều kiện B
• Tổn thất do các rủi ro phụ gây nên: rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong, vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, hành vi ác ý hoặc phá hoại (không phải của người được bảo  hiểm), va đập vào hàng hóa khác, trộm, cắp, cướp, nước mưa, giao thiếu hàng hóa hoặc không giao, móc cẩu hoặc các rủi ro tương tự

Các rủi ro được loại trừ khi mua bảo hiểm

• Buôn lậu
• Lỗi của người được bảo hiểm
• Tàu đi chệch hướng
• Tàu không đủ khả năng đi biển
• Ẩn tỳ
• Nội tỳ
• Mất khả năng tài chính của chủ tàu

Điều khoản bảo hiểm chiến tranh

Điều khoản bảo hiểm chiến tranh sẽ bảo hiểm cho những mất mát, hư hại, chi phí gây ra bởi:
• Chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, khởi nghĩa, hoặc hành động thù địch gây ra bởi chống lại một thế lực tham
chiến.
• Bị chiếm giữ, tịch thu, bắt giữ, quản chế, giam cầm…và hậu quả của những hành động đó
• Tổn thất do bom mìn, thủy lôi, và các loại vũ khí chiến tranh.
• Tổn thất chung và chi phí cứu nạn

• Bảo hiểm có hiệu lực khi hàng được xếp lên tàu biển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cuối cùng hoặc khi hết thời hạn 15 ngày kể từ nửa đêm tàu đến cảng dỡ cuối cùng tùy theo điều kiện nào đến trước.
• Đối với rủi ro do mình và ngư lôi: bảo hiểm khi hàng còn trên sà lan để vận chuyển ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu.

Điều khoản bảo hiểm đình công

Điều khoản bảo hiểm đình công sẽ bảo hiểm cho những mất mát, hư hại, chi phí gây ra bởi:
• Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia rối loạn lao động.
• Bạo động chính trị, khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị.
• Đình công, cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn lao động hoặc nổi loạn dân sự.
• Chỉ bảo hiểm cho tổn thất do hành động trực tiếp của người đình công mà không chịu trách nhiệm về thiệt hại từ hậu quả của đình công.

Điều khoản bảo hiểm vận chuyển

• Bảo hiểm có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi kho, hay nơi chứa hàng tại địa điểm có tên trong bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục trong quá trình vận chuyển và kết thúc khi:

– Hàng đã được đưa vào kho an toàn

– Sau 60 ngày từ khi dỡ hàng xong.

-> ICC 2009 có vài điểm thay đổi nhỏ so với ICC 1982, nhưng về cơ bản các điều kiện A, B, C và bảo hiểm chiến tranh, đình công là không đổi.

Trên đây là thông tin về các loại bảo hiểm đường biển. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tham khảo để chọn cho mình gói bảo hiểm phù hợp. Doanh nghiệp cần hỗ trợ thông tin vui lòng liên hệ haiquanvietnam.net

Tham khảo

Vận chuyến container nội địa an toàn, uy tín

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

5/5 - (1 bình chọn)
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago