Các loại văn hóa phẩm khi xuất khẩu, nhập khẩu phải xin cấp phép

Cùng Hải Quan Việt Nam tìm hiểu về các văn hóa phẩm khi xuất nhập khẩu cần phải xin cấp phép gì qua bài viết dưới đây nhé!

Các loại văn hóa phẩm khi xuất khẩu, nhập khẩu phải xin cấp phép

1. Các loại sách báo, văn hoá phẩm được nhập khẩu, xuất khẩu không cần giấy phép:

– Các loại sách báo được xuất bản, phát hành chính thức ở trong nước.

– Các loại băng, đĩa có nội dung, phim các loại được phép lưu hành trong nước có dán nhãn kiểm soát của Cục Điện ảnh và các Cơ quan quản lý văn hoá

2. Các loại văn hoá phẩm phải xin giám định nội dung và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

– Sách, báo, lịch, bản đồ, các loại tài liệu, văn bản thuộc mọi lĩnh vực, được ấn loát, đánh máy, chép tay hoặc được sao chép bằng mọi hình thức.
– Bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ các đồ án thiết kế những công trình đơn thuần dân dụng.
– Phim điện ảnh đã quay, phim chụp ảnh đã chụp, ảnh thông thường hoặc ảnh nghệ thuật, phim đèn chiếu. Các loại băng Video đã ghi. Các loại băng cát xét, băng cối đã ghi, đĩa mền vi tính. Các loại băng, đĩa đã ghi tiếng, ghi hình hoặc ghi mã số khác (ngoài loại đã có nhãn mác ghi ở điều 1).
– Tranh thông thường hoặc tranh nghệ thuật. Tác phẩm mỹ thuật thuộc các thể loại: đồ hoạ, khắc kẽm, khắc gỗ, sơn khắc, sơn dầu, sơn mài, điêu khắc, khảm trai và bằng các chất liệu: đá, gỗ, xương, ngà, gốm, sành, sứ, thuỷ tinh, vải, lụa, giấy, kim loại, than đá, thạch cao.
– Đồ thủ công mỹ nghệ thuộc các thể loại và chất liệu. Đồ thờ cúng. Bản phiên các loại đồ cổ bằng mọi chất liệu.

3. Thẩm quyền phân cấp giám định nội dung và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm.

– Bộ Văn hoá Thông tin:

Phòng Quản lý xuất nhập văn hoá phẩm thuộc Bộ văn hoá Thông tin thực hiện việc cấp phép cho các đối tượng có văn hoá phẩm xuất khẩu, nhập khẩu để sử dụng vào mục đính triển lãm, dự hội chợ, hội thảo, viện trợ, trao đổi hợp tác, tham gia cuộc thi, liên hoan ở cấp quốc gia và phổ biến phim điện ảnh, phim truyền hình theo quy định của Chính phủ và Bộ Văn hoá Thông tin.

– Các Sở Văn hoá-Thông tin địa phương: Thực hiện việc tổ chức giám định nội dung và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu văn hoá phẩm không thuộc phạm vi kinh doanh, để phục vụ mục đích cá nhân, phục vụ công việc của cơ quan, tổ chức hoặc các mục đích khác đã được cơ quan Việt Nam có thẩm quyền đồng ý, cho các đối tượng:

+ Cá nhân người Việt Nam,
+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
+ Người nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, công ty của Việt Nam và của nước ngoài.

4. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu văn hoá phẩm ra khỏi Việt Nam

4.1. Các loại sách báo, văn hoá phẩm được nhập khẩu, xuất khẩu không cần giấy phép:

a) Đối với cơ quan, tổ chức, công ty của Việt Nam và nước ngoài:

– Lập tờ khai Hải quan tại sân bay.
– Lập bảng kê khai văn hóa phẩm xuất.
– Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền của cơ quan.

b) Đối với cá nhân:

– Lập tờ khai Hải quan tại sân bay.
– Lập bảng kê khai văn hóa phẩm xuất.
– Xuất trình giấy tờ tuỳ thân.

4.2. Các loại văn hoá phẩm phải xin giám định nội dung và cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:

– Chủ hàng hoặc đại diện chủ hàng phải mang hàng tới Sở Văn hoá và Thông tin để kiểm tra.
– Thời hạn trả giấy phép và văn hoá phẩm tuỳ thuộc vào số lượng và chủng loại hàng.

Riêng văn hoá phẩm xuất khẩu có nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải có văn bản đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ (ở Trung ương) hoặc Ban Tôn giáo của Tỉnh, thành phố (ở địa phương).

Một số văn hoá phẩm như: Tài liệu thuộc diện lưu hành nội bộ, danh mục bí mật Nhà nước, tài liệu nghiên cứu khoa học, giảng dạy, phim ảnh, đĩa mềm máy tính… có nội dung phải xem xét nhưng không thuộc phạm vi quản lý của ngành Văn hoá Thông tin khi muốn xuất phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan ngành chủ quản cấp Bộ (ở Trung ương) hoặc cấp Tỉnh (ở địa phương).

5. Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu văn hoá phẩm vào Việt Nam

5.1. Hồ sơ xin cấp phép:

a) Đối với cơ quan, tổ chức, công ty của Việt Nam và nước ngoài:

– Giấy giới thiệu người đại diện đến làm thủ tục.
– Công văn của của cơ quan xin phép nhập khẩu văn hoá phẩm.
– 02 đơn xin phép nhập văn hoá phẩm (theo mẫu in sẵn).
– Tờ khai hải quan hoặc bản sao vận đơn và giấy báo nhận hàng đối với văn hoá phẩm nhập không phải xin phép trước
– Giấy uỷ quyền của chủ hàng có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan (đối với các công ty dịch vụ giao nhận hàng hoá).
– Bản sao công chứng giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động.

b) Đối với cá nhân:

– Đơn xin phép nhập văn hoá phẩm (theo mẫu in sẵn).
– Giấy uỷ quyền có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan đối với trường hợp không phải là chủ hàng.
– Xuất trình giấy tờ tuỳ thân như chứng minh thư, hộ chiếu.

Riêng văn hoá phẩm nhập khẩu có nội dung tôn giáo hoặc liên quan đến tôn giáo phải có văn bản đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ (ở Trung ương) hoặc Ban Tôn giáo của Tỉnh, thành phố (ở địa phương).
Những văn hoá phẩm thuộc diện sau muốn nhập phải có thêm văn bản đồng ý của thủ trưởng cơ quan ngành chủ quản cấp Bộ (ở Trung ương) hoặc cấp Tỉnh (ở địa phương): Các loại văn hoá phẩm có nội dung chỉ dùng trong các cơ quan có chức năng nghiên cứu, không phổ biến; Các loại văn hoá phẩm nhập để biếu, tặng cơ quan, tổ chức Việt Nam, nhập theo chương trình viện trợ, theo kế hoạch hợp tác trao đổi của các nước, nhập để tham gia các cuộc thi, triển lãm tại Việt Nam; Các loại văn hoá phẩm có nội dung phải xem xét nhưng không thuộc phạm vi quản lý của ngành Văn hoá Thông tin.

5.2. Quy trình nhận hồ sơ văn hoá phẩm và trả lời kết quả

a) Đối với cơ quan, tổ chức, công ty của Việt Nam và nước ngoài:

– Thời hạn trả giấy phép 02 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
– Sau khi nhận văn hoá phẩm nhập từ cơ quan Hải quan, chủ hàng phải mang hàng có niêm phong của cơ quan Hải quan kèm theo tờ khai hàng nhập khẩu của hải quan đến Sở văn hoá và Thông tin để kiểm tra nội dung và hoàn tất thủ tục.

b) Đối với cá nhân:

– Sau khi nhận văn hoá phẩm từ cơ quan Hải quan, Sở Văn hoá và Thông tin sẽ thông báo cho khách đến làm thủ tục.
– Thời hạn trả văn hoá phẩm tuỳ thuộc vào số lượng và chủng loại hàng.

2/5 - (1 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago