Cách Soạn Thảo Hợp Đồng Ngoại Thương Trong Xuất Nhập Khẩu

Trong một hợp đồng mua bán hàng hoá số lượng các điều khoản nhiều hay ít, chi tiết hay sơ sài là tuỳ thuộc vào các bên soạn thảo hợp đồng ngoại thương. Thông thường, chúng ta thấy một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế sẽ có nhiều điều khoản khác nhau nhưng thường bao gồm các điều khoản chính như: Điều khoản tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì, giá cả, giao hàng, thanh toán, vận tải, bảo hành, miễn trách và trọng tải.

Cách Soạn Thảo Hợp Đồng Ngoại Thương Trong Xuất Nhập Khẩu
  1. Khái niệm về hợp đồng ngoại thương

Ở Việt Nam, hợp đồng ngoại thương được hiểu là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài hay là giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

Một hợp đồng ngoại thương phải cam kết chịu sự tác động trực tiếp từ các văn bản pháp luật quốc tế như Luật về hợp đồng, Luật về vận tải hàng hóa, Luật về Bảo hiểm, Luật về thanh toán, Luật về khiếu nại / giải quyết tranh chấp…

  1. Các lưu ý khi soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Lưu ý khi soạn thảo nội dung hợp đồng

Hai bên cần có được sự thống nhất với nhau trước khi ký kết hợp đồng vì các trở ngại vì khoảng cách địa lý, sự bất đồng ngôn ngữ nên nếu có sự thay đổi thì các bên sẽ tổn thất thêm nhiều chi phí phát sinh.

Khi đàm phán hợp đồng cần thỏa thuận tất cả các vấn đề liên quan, tránh bỏ xót một vấn đề nào, nếu không có thả thuận thì sẽ phải sử dụng tập quán của các bên ảnh hưởng đến sự tin cậy của các bên cũng như phải xác định chính xác tập quán là mọt vấn đề khó khăn.

Không được nêu những điều khoản đã bị cấm trong pháp luật của mỗi bên vì sẽ dẫn đến hợp đồng vô hiệu bởi quy định mỗi bên là khác nhau.

Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, tránh dùng những từ tối nghĩa hoặc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau phòng khi xảy ra tranh chấp.

Người ký cũng như con dấu phải có thẩm quyền ký kết nếu không hợp đồng sẽ vô hiệu.

Nếu bên đối tác soạn thảo hợp đồng ngoại thương, cần đọc kỹ và nắm rõ quyền và nghĩa vụ của bản thân để tránh vi phạm hợp đồng và bổ sung, thay đổi những điều khoản lại để có lợi cho mình và tránh rơi vào thế khó.

Ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn mà cả hai bên cùng thông thạo hoặc có thể sử dụng hợp đồng song ngữ.
Ngoài ra, nếu có thể thì nên chọn các trung tâm trọng tài có trụ sở tại Việt Nam hoặc chọn trọng tài quốc tế nhưng thỏa thuận nơi xét xử tại Việt Nam để hạn chế được chi phí xử lý tranh chấp quá lớn sau này thay vì áp dụng như thông thường là các trọng tài Singapore hay Hồng Công.

Lưu ý về các điều khoản trong hợp đồng

Điều khoản về hàng hóa:

Hàng hóa thường ở ngay tại Điều 1 xác định rõ các chỉ số về chất lượng như độ ẩm, size, và tiêu chuẩn đóng gói. Việc kiểm tra hàng chỉ lấy hàng mẫu do đó nên thoả thuận về việc bồi thường nếu sau khi nhận hàng mà phần trăm hàng không đạt chất lượng quá cao.

Các điều khoản về vận chuyển và bảo hiểm:

Nên chuyển việc sử dụng quy tắc FOB và điều kiện CIF mà thay vào đó là quy tắc FCA và CIP.

Bởi trong quá trình bốc dở hàng lên xuống container do người vận chuyển thực hiện nên người bán rất khó kiểm soát, do đó những rủi ro trong quá trình bốc dỡ khi chọn hai quy tắc đó sẽ được chuyển sang cho người mua khi người bán giao hàng cho hãng tàu vận chuyển tại bãi container (CY) hay cầu bến container (Terminal) ở cảng bốc hàng chứ không phải khi hàng đã bốc lên boong tàu.

Các điều khoản về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán:

Đa số việc sử dụng ngoại hối ở Việt Nam đều bị cấm do đó đối với các hợp đồng giao dịch hàng hóa phải chú trọng về điều khoản chọn đồng tiền thanh toán trong giao dịch để đảm bảo rằng giao dịch sẽ không bị tuyên vô hiệu khi xem xét giải quyết tranh chấp.

Phương thức thanh toán: Phương thức L/C thường được các thương nhân sử dụng trong giao dịch hàng hóa quốc tế. Trong đó cần chú ý về thời gian trả tiền cho bên xuất khẩu được ghi trong hối phiếu.

  1. Cách soạn thảo hợp đồng ngoại thương
  2. Điều khoản tên hàng (commodity):

Ghi tên thương mại / tên thông thường kèm tên khoa học
Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất
Tên hàng kèm theo tên hãng sản xuất học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất TPHCM và Hà Nội
Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hoá
Tên hàng kèm theo công dụng của hàng hoá
Tên hàng kèm với mã HS của hàng hóa đó.

  1. Điều khoản phẩm chất chất lượng (quality)

Dựa vào mẫu hàng:

Chất lượng của hàng hoá được xác định căn cứ vào chất lượng của một số ít hàng hoá, gọi là mẫu hàng. Nhược điểm: Tính chính xác không cao. Áp dụng cho những mặt hàng chưa có tiêu chuẩn hoặc khó tiêu chuẩn hoá.

Dựa vào tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn là những quy định về đánh giá chất lượng, về phương pháp sản xuất, chế biến, đóng gói, kiểm tra hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

Dựa vào quy cách của hàng hóa:

Quy cách là những thông số kỹ thuật liên quan đến hàng hóa như công suất, kích cỡ, trọng lượng… Những thông số kỹ thuật này phản ánh chất lượng của hàng hóa.

Dựa vào nhãn hiệu hàng hoá:
Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ… để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác.

Dựa vào tài liệu kỹ thuật (technical document):

Tài liệu kỹ thuật thể hiện các thông số kỹ thuật của hàng hoá, bao gồm: hướng dẫn vận hành, lắp ráp… Phải biến tài liệu kỹ thuật thành một phần không thể tách rời của hợp đồng.

Cách Soạn Thảo Hợp Đồng Ngoại Thương Trong Xuất Nhập Khẩu

Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu:

Quy định tỷ lệ phần trăm của thành phần một chất nào đó trong hàng hoá. Chia làm 2 loại hàm lượng của chất lượng hàng hoá:

+ Hàm lượng chất có ích: quy định hàm lượng (%) tối thiểu.

+ Hàm lượng chất không có ích: quy định hàm lượng (%) tối đa.

Dựa vào dung trọng hàng hoá:

Dung trọng hàng hoá là trọng lượng tự nhiên của một đơn vị dung tích hàng hoá, phản ánh tính chất vật lý, tỷ trọng tạp chất của hàng hoá. Thường sử dụng kết hợp với phương pháp mô tả.

Dựa vào sự xem hàng trước:

Phương pháp này còn được gọi là “đã xem và đồng ý”, tức là hàng hoá đã được người mua xem và đồng ý, còn người mua phải nhận hàng và trả tiền.

Dựa vào hiện trạng hàng hóa:

Phương pháp này còn được gọi là “có thế nào, giao thế ấy”. Người bán chỉ giao sản phẩm chứ không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm. Các trường hợp áp dụng:

Thị trường thuộc về người bán
Bán đấu giá
Bán hàng khi tàu đến.
Dựa vào sự mô tả:
Nêu các đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng… của sản phẩm. Áp dụng cho mọi sản phẩm có khả năng mô tả được, thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng:

Khi mua bán nông sản, nguyên liệu mà phẩm chất khó tiêu chuẩn hoá, trên thị trường thế giới thường dùng một số tiêu chuẩn phỏng chừng: FAQ, GMQ…

FAQ (Fair Average Quality): Phẩm chất bình quân khá
GMQ (Good Merchantable Quality): Phẩm chất tiêu thụ tốt.
c.Điều khoản số lượng ( quantity)
Đơn vị tính số lượng:
Đơn vị tính: cái, chiếc, hòm, kiện…
Đơn vị theo hệ đo lường (metric system): KG, MT…
Đơn vị theo hệ đo lường Anh, Mỹ:
Đơn vị đo chiều dài: inch, foot, yard…
Đơn vị đo diện tích: square inch, square yard…
Đơn vị đo dung tích: gallon…
Đơn vị đo khối lượng: long ton, short ton, pound…
Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá, gross, set…
– Phương pháp quy định số lượng: Quy định dứt khoát, Quy định phỏng chừng.

– Phương pháp quy định trọng lượng:

Trọng lượng cả bì (gross weight)
Trọng lượng tịnh (net weight) Trọng lượng tịnh = Trọng lượng cả bì – Trọng lượng bì
Trọng lượng lý thuyết
Trọng lượng thương mại 100 + WTC GTM = GTT X 100 + WTT.
– Địa điểm xác định số lượng, trọng lượng: Xác định ở nơi đi. Xác định ở nơi đến.

  1. Điều khoản giá cả (price)

Đồng tiền tính theo giá:

Nước xuất khẩu
Nước nhập khẩu
Nước thứ ba

Xác định mức giá:

Đơn giá
Tổng giá
Điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.

Phương pháp quy định giá:

Giá cố định: Giá cả được quy định lúc ký kết hợp đồng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. học kế toán thực tế ở đâu
Giá quy định sau: Là giá cả không được quy định lúc ký kết hợp đồng mà xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Giá có thể xét lại: Giá đã được xác định trong lúc ký kết hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu lúc giao hàng giá thị trường có sự biến động nhất định.
Giảm giá: Nguyên nhân do mua số lượng lớn, thời vụ, hoàn lại hàng trước đó đã mua.
– Cách tính toán: Giảm giá đơn; Giảm giá kép; Giảm giá luỹ tiến; Giảm giá tặng thưởng.

  1. Điều khoản giao hàng (shipment / delivery)

– Thời gian giao hàng:

Giao hàng có định kỳ
Vào một ngày cố định
Ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng. Một khoảng thời gian
Một khoảng thời gian nhất định theo sự lựa chọn của người mua
Giao hàng không định kỳ
Giao hàng ngay (prompt, immediately, ASAP).
Thông báo giao hàng quy định về số lần thông báo giao hàng và những nội dung thông báo: Trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng và một số quy định khác.

  1. Điều kiện thanh toán (payment)

Đồng tiền thanh toán:

Đồng tiền của nước xuất khẩu
Đồng tiền của nước nhập khẩu
Đồng tiền của của nước thứ ba.

Thời hạn thanh toán (time of payment):

Trả trước
Trả ngay
Trả sau.

Phương thức thanh toán (methods of payment):

Chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ…

Bộ chứng từ thanh toán (payment documents): 

Hối phiếu (Bill of Exchange)
Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Chứng thư bảo hiểm (Insurance Policy/Insurance Certificate)
Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng
Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List)…

  1. Bao bì (packing)

Phương pháp cung cấp bao bì:

Bên bán cung cấp bao bì
Bên mua cung cấp bao bì Giá cả bao bì
Được tính như giá hàng
Được tính vào giá hàng
Bên mua trả riêng

Yêu cầu chất lượng bao bì: Quy định chung chung,

Quy định cụ thể về: Vật liệu làm bao bì: Hình thức của bao bì; Kích thước của bao bì; Số lớp, cách thức cấu tạo; Đai nẹp bao bì.

  1. Điều khoản bảo hành (warranty)

Quyền và nghĩa vụ của các bên Bảo hành: là thời hạn người bán đảm bảo về chất lượng hàng hoá, được coi là thời hạn dành cho người mua phát hiện khuyết tật của hàng hoá.

Thời hạn bảo hành:

Kéo dài bao lâu
Tính từ lúc nào

Nội dung bảo hành:

Phạm vi bảo hành
Trách nhiệm của người bán
Các trường hợp không bảo hành.

  1. Điều khoản miễn trách / bất khả kháng (force majeure)

Quy định các sự kiện tạo nên bất khả kháng: Quy định các tiêu chí để xác định một sự kiện có phải là trường hợp bất khả kháng. Liệt kê các sự kiện khi xảy ra được coi là bất khả kháng. Dẫn chiếu đến văn bản của ICC (xuất bản phẩm số 421).

Thủ tục ghi nhận sự kiện bất khả kháng: Quy định trách nhiệm của bên gặp sự kiện bất khả kháng: thông báo cho các bên liên quan bằng văn bản, cung cấp chứng nhận sự kiện của cơ quan chức năng,…

Hệ quả của bất khả kháng:

– Thời hạn hiệu lực hợp đồng được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng, cộng với thời gian khắc phục hậu quả.

– Nếu bất khả kháng kéo dài quá lâu thì có thể hủy hợp đồng mà không phải bồi thường.

  1. Điều khoản khiếu nại (claim)

Thời hạn khiếu nại
Bộ hồ sơ khiếu nại
Cách thức giải quyết khiếu nại.
m.Điều khoản trọng tài (arbitration)
Địa điểm trọng tài
Trình tự tiến hành trọng tài
Luật dùng để xét xử
Chấp hành tài quyết.
n.Bảo hiểm (insurance)
Người mua bảo hiểm
Điều kiện bảo hiểm
Loại chứng thư bảo hiểm.

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago