Chi tiết thủ tục nhập khẩu lò vi sóng từ A đến Z

Lò vi sóng là một sản phẩm rất hữu dụng trong nội trợ. Mặt hàng này được nhập khẩu rất nhiều vào Việt Nam. Nhưng mã HS code và thủ tục nhập khẩu lò vi sóng như thế nào?

Mã HS Code của lò vi sóng

Mã Hs code của nó là: 85165000 – là sản phẩm rủi ro về phân loại hàng hóa

Thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu thông thường là: 37,5%
Thuế nhập khẩu ưu đãi là: 25%
Thuế GTGT VAT là: 10%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ Trung Quốc có C/O form E là: 5%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ Hàn Quốc có C/O form AK là: 7,5%
Thuế nhập khẩu lò vi sóng từ các quốc gia Đông Nam Á là: 0%

Quy trình làm thủ tục nhập khẩu lò vi sóng

Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng của sản phẩm lò vi sóng

Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng theo mẫu: gồm 4 bản gốc
– Hợp đồng (Sales contract)
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp
– Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp
– Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của các tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Sau khi hệ thống đã phản hồi hồ sơ của doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn thì tiến hành nộp bản cứng, chi cục tiêu chuẩn đo lường sẽ ký và đóng dấu. Trong đó, 1 bản nộp cho hải quan và 1 bản doanh nghiệp lưu lại.
Lưu ý: bước đăng ký kiểm tra chất lượng này cực kỳ quan trọng, đòi hỏi hồ sơ phải chuẩn xác, để doanh nghiệp có thể nhanh chóng xác nhận đăng ký.

Bước 2: Làm thủ tục khai báo Hải quan

Truyền tờ khai hải quan điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm cả bản đăng ký kiểm tra chất lượng.
– Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng: 1 bản gốc
– Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing list): 1 bản chụp
– Vận tải đơn (Bill of Lading): bản gốc hoặc bản chụp
– Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản gốc
– Các chứng từ liên quan khác
Sau khi hàng về làm thủ tục thông quan và đưa hàng về kho.

Bước 3: Thử nghiệm và làm chứng thư hợp quy

Khi thử nghiệm và làm chứng thư hợp quy tại những Trung tâm thử nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định.
Chú ý: Thời hạn trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan lô hàng, doanh nghiệp phải hoàn thiện đầy đủ hồ sơ trả kết quả kiểm tra chất lượng của thiết bị cho nơi đã đăng ký kiểm định chất lượng.
Chứng thư hợp quy theo QCVN 9:2012/BKHCN sẽ có giá trị 3 năm. Trường hợp lô đầu tiên nhập khẩu, mẫu đem đi thử nghiệm không đạt chuẩn thì sẽ bị phá hủy

Bước 4: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi lưu thông ra thị trường

Xong bước này là đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô hàng lò vi sóng và có thể lưu hành trên thị trường

————————————————————

Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0934 581 618

Email: lienhe@haiquanvietnam.net

Facebook: https://www.facebook.com/groups/508468627251628  

Website: https://haiquanvietnam.net/

Rate this post
Thy Thơ

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago