Chính Sách Nhập Khẩu Thực Phẩm Chức Năng (TPCN) có phức tạp hay không?
Vấn đề “NHỨC NÃO” đối với những nhà nhập khẩu khi nhập khẩu Thực Phẩm Chức Năng?
Hãy cùng Hải Phòng Logistics tìm hiểu các bước cơ bản nhập khẩu thực phẩm chức năng qua bài viết sau đây!
Theo Bộ Y tế Việt Nam:
Thực Phẩm Chức Năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người; có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng; Thực Phẩm Chức Năng còn có các tên gọi sau:
+ Thực Phẩm Bổ Sung Vi Chất Dinh Dưỡng;
+ Thực Phẩm Bổ Sung;
+ Thực Phẩm Bảo Vệ Sức Khỏe;
+ Sản Phẩm Dinh Dưỡng Y Học;
+ Thực Phẩm Chức Năng – TPCN – Thực Phẩm Thuốc alicaments;
+ Thực Phẩm Bổ Sung Dinh Dưỡng food supplement;
+ Thực Phẩm Bổ Dưỡng Bảo Vệ Sức Khỏe;
+ Thực Phẩm Đặc Biệt;
TPCN không phải là thuốc, không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh.
TPCN được công bố với nhãn sản phẩm là thực phẩm; Và đảm bảo an toàn vệ sinh về chất lượng cho sức khỏe.
TPCN được điều chế phải phù hợp với các quy định, quy chuẩn về an toàn thực phẩm.
TPCN không độc hại, nên có thể sử dụng thường xuyên, lâu dài; nhằm bổ sung dưỡng chất, hoặc phòng ngừa nguy cơ gây ra bệnh tật.
Người dùng có thể sử dụng (uống) theo liều lượng trên bao bì sản phẩm, mà không cần thông qua kê đơn của bác sĩ.
2106: thực phẩm bảo vệ sức khỏe (food supplements) khác; hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm.
21069071: thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm
21069072: thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác
21069073: hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm
21069091: hỗn hợp khác của hóa chất với thực phẩm, hoặc các chất khác có giá trị dinh dưỡng, dùng để chế biến thực phẩm
Lưu ý: HS code trên đây mang tính chất tham khảo, thực tế cần chi tiết đặc điểm, tính chất, thành phần của sản phẩm để xác định HS code.
Mức thuế ưu đãi thông thường là 15%
Mức thuế ưu đãi đặc biệt là 0% (nếu dùng C/O form D, E, AK, VK, AANZ, EAV)
Mức thuế giá trị gia tăng VAT là 10%
Theo quy định hiện hành, TPCN là sản phẩm không nằm trong danh mục các mặt hàng cấm xuất, nhập khẩu; nên các doanh nghiệp có thể nhập Thực Phẩm Bổ Dưỡng Bảo Vệ Sức Khỏe về kinh doanh bình tường;
Tuy nhiên, đây là sản phẩm cần được làm giấy phép công bố sản phẩm trước khi phân phối ra thị trường.
1/ CFS
2/ LOA
3/ GPKD
4/ Bảng Thành Phần
5/ Chứng từ khác (nếu cần)
* Thông báo số 854/TB-TCHQ (28/01/2016), về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là chế phẩm phụ trợ thực phẩm có chứa khoáng chất.
* Thông báo số 853/TB-TCHQ (28/01/2016), về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là hỗn hợp muối canxi cacbonat và maltodextrin, dùng để chế biến thực phẩm.
* Quyết định số 3950/QĐ-TCHQ (30/11/2015), về danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về giá trị, danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về giá trị và mức giá tham chiếu kèm theo; (của Tổng cục Hải quan).
* Thông báo số 3282/TB-TCHQ (06/05/2015), về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu là hỗn hợp vitamin.
* Các thông báo, quyết định liên quan khác (nếu có).
Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:
Hotline: 0934 581 618
Email: lienhe@haiquanvietnam.net
Facebook: https://www.facebook.com/groups/508468627251628
Website: https://haiquanvietnam.net/
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…