Chứng nhận FDA cho thực phẩm – Những lưu ý trong năm 2022
Khi nào thì doanh nghiệp cần có chứng nhận FDA cho thực phẩm xuất khẩu sang Mỹ của mình? Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi đăng ký chứng nhận FDA cho thực phẩm.
1.Tại sao cần chứng nhận FDA cho thực phẩm
FDA viết là từ viết tắt của Food and Drug Administration có nghĩa là cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Đây là một cơ quan liên bang của Hoa Kỳ, cụ thể là Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.
Bất kỳ đơn vị sản xuất nào khi muốn đưa sản phẩm của mình vào lưu hành tại thị trường Hoa Kỳ đều phải tuân thủ theo tiêu chuẩn FDA và phải có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn FDA.
FDA quy định tất cả các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu chế biên thực phẩm, ngoại trừ một số loại thịt, trứng đã qua chế biên do bộ nông nghiệp Hoa Kỳ(USDA) quy định thì đều phải có chứng nhận FDA.
Tiêu chuẩn FDA đối với các thực phẩm và đồ uống
- Tuân thủ đúng các quy định của FDA
- Tuân thủ tiêu chuẩn HACCP của Hải Sản và Nước Hoa Quả
- Thực phẩm đóng hộp cần có hàm lượng axit thấp trong giới hạn tiêu chuẩn.
- Sản phẩm phải có nhãn mác đầy đủ.
- Trên nhãn phải có đủ thông tin về thành phần và công dụng.
- Thành phần sản phẩm cần được đánh giá và gửi thông báo đến FDA
- Tìm hiểu các yêu cầu cGMP
- Chứng nhận màu sắc theo các yêu cầu cần thiết của FDA.
- Xác định sai số trong mức cho phép của EPA và FDA nếu sản phẩm là thuốc trừ sâu.
2. Ai phải đăng ký chứng nhận FDA cho thực phẩm?
Chứng nhận FDA là chứng nhận bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ (bao gồm sản phẩm trong nước và nhập khẩu).
Chính vì vậy, những doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu hoặc là đại lý phân phối kinh doanh, sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, phục vụ cho con người cũng như phục vụ cho tiêu dùng ở Mỹ đều cần đăng ký FDA thực phẩm.
Ngoài các trường hợp này, có rất nhiều cơ sở thực phẩm dù chưa xuất hàng sang Mỹ cũng có nhu cầu đăng ký FDA thực phẩm để sử dụng như bằng chứng chứng minh chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và quảng bá sản phẩm.
3.Yêu cầu của FDA cho cơ sở sản xuất
Yêu cầu về đăng ký cơ sở thực phẩm
Cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm dùng cho người hoặc động vật ở Mỹ phải đăng ký với FDA trước khi bắt đầu phân phối sản phẩm.
Yêu cầu về nhập khẩu thực phẩm
Thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ phải đáp ứng yêu cầu như thực phẩm sản xuất tại Mỹ. Các sản phảm phải an toàn, không chứa các thành phần bị cấm. Nhãn và bao bì phải có thông tin bằng tiếng Anh.
Yêu cầu về thông báo trước
Tất cả các thực phẩm khi nhập khẩu vào Mỹ đều phải thông báo trước cho FDA để xem xét và đánh giá thực phẩm trước khi nó tới tay người tiêu dùng, việc này giúp ngăn chặn các thực phẩm bị ô nhiễm.
Yêu cầu về lưu trữ hồ sơ
Các nhà sản xuất, chế biến, đóng gói, tiếp nhận và sở hưu ccs sản phẩm thực phẩm được yêu cầu thành lập, duy trì và lưu trữ hồ sơ để cung cấp cho FDA khi cần thiết.
Yêu cầu về thực hành sản xuất tốt (GMP)
Các sản phẩm xuất khẩu đi Mỹ phải được sản xuất trong điều kiện an toàn và vệ sinh. Một số sản phẩm có thêm các yêu cầu bổ sung do mối nguy tiềm ẩn từ thực phẩm.
Yêu cầu về ghi nhãn
Các sản phẩm phải có nhãn, bao gồm các thông tin dinh dưỡng. Các thông tin trên nhãn phải trung thực, hợp pháp, không gây hiểu lầm cho người dùng. Một dán nhãn hợp lệ bao gồm thông tin về thành phần dinh dưỡng, các chất gây dị ứng thực phẩm.
Yêu cầu về báo cáo sự cố
Trong trường người tiêu dùng sử dụng sản phẩm xảy ra tác dụng phụ hay các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, công ty sản xuất cần đề ra có phương án xử lý.
Yêu cầu về kiểm soát phòng ngừa
Công ty sản xuất thực phẩm cần đánh giá các mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất, lưu trữ, đóng gói. Công ty cần đưa ra các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy này.
Yêu cầu về kiểm tra cơ sở
FDA sẽ cử các chuyên gia cùng cơ quan chức năng tới cơ sở sản xuất để kiểm tra và đánh giá cơ sơ định kỳ.
Đọc thêm
Vận chuyển hàng hóa đi Mỹ giá rẻ