C/O mẫu AK là hình thức ưu đãi theo hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Korea. Thủ tục cấp C/O mẫu AK như thế nào? Quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ CO form AK Hoatieu.vn sẽ giúp bạn trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Cơ quan cấp: Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương và các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền cấp.
Thời gian nhận hồ sơ: Sáng 7h30 – 11h00 , Chiều 13h30 – 16h00
Thời gian trả hồ sơ: Sáng 8h00 – 11h30 , Chiều 14h00 – 16h30
Trường hợp hàng xuất khẩu qua đường hàng không: Thời gian cấp C/O không quá 04 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trường hợp hàng xuất khẩu bằng đường biển và các phương tiện khác: Thời gian cấp C/O không quá 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Thời gian cấp C/O là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư.
Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm :
– Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ ( theo mẫu số 3);
– Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
– Bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (có đóng dấu sao y bản chính của doanh nghiệp). Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan;
– Bản sao hóa đơn thương mại ( có dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn;
– Bản tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực;
– Bản kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra ( đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể);
– Bản sao quy trình sản xuất ra hàng hóa (có dấu sao y bản chính của thương nhân);
– Bản sao tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất;
– Bản sao hợp đồng mua bán hoặc bản sao hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước ( có dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất.
Trường hợp không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước thì phải có xác nhận của người bán hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi sản xuất ra nguyên liệu, hàng hóa đó;
– Giấy phép xuất khẩu (nếu có);
– Các chứng từ, tài liệu cần thiết khác. Trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
– Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao trong bộ hồ sơ xin cấp C/O để đối chiếu một cách ngẫu nhiên, hoặc trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó.
Lưu ý về mã HS của hàng hóa khai trên C/O là mã HS của nước nhập khẩu. Trong trường hợp mã HS của nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo
a) C/O phải làm trên khổ giấy A4 phù hợp với mẫu quy định tại phụ lục VI-A và được gọi là C/O mẫu AK. C/O mẫu AK phải được làm bằng tiếng Anh
b) Một bộ C/O bao gồm 01 bản gốc và 02 bản sao carbon. Màu sắc của bản gốc và các bản sao carbon của một bộ C/O sẽ được các nước thành viên thống nhất thỏa thuận. Trường hợp phải khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, các nước thành viên có thể sử dụng Tờ khai bổ sung C/O phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-B; riêng các nước thành viên ASEAN có thể lựa chọn sử dụng Tờ khai bổ sung C/O hoặc sử dụng một C/O mới.
c) C/O sẽ mang số tham chiếu riêng của mỗi địa phương hoặc Tổ chức cấp C/O, C/O mẫu AK chỉ thể hiện trị giá FOB tại ô số 9 khi áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)
d) Bản gốc sẽ do nhà sản xuất/ người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu. Bản thứ hai do Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thức ba sẽ do nhà sản xuất và / hoặc người xuất khẩu lưu.
e) Tổ chức cấp C/O sẽ định kỳ cung cấp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu các thông tin chi tiết trên C/O được cấp, bao gồm số tham chiếu và ngày cấp, nhà sản xuất và hoặc người xuất khẩu và mô tả hàng hóa.
f) Trong trường hợp C/O bị cơ quan Hải quan nước nhập khẩu từ chối, C/O sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và bản gốc C/O này sẽ được gửi lại cho Tổ chức cấp C/O trong thời hạn hợp lý nhưng không quá 02 tháng. Tổ chức cấp C/O sẽ được thông báo về lý do từ chối cho hưởng ưu đãi đối với C/O này.
g) Trường hợp C/O bị từ chối như đã nêu tại khoản 6, cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận giải trình của Tổ chức cấp C/O và đánh giá lại liệu C/P đó có được chấp nhận cho hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Các giải trình của Tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải những vấn đề mà nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.
Với những thông tin về C/O mẫu AK theo AKFTA, Kiến thức xuất nhập khẩu mong rằng các thông tin này sẽ hỗ trợ bạn trong công việc và học tập.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…