Cửa khẩu quốc tế đường bộ Viêt Nam

Việt Nam có đường biên giới tiếp giáp với ba quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia. Với mỗi quốc gia, nước ta có các cửa khẩu nhằm giao lưu trao đổi hàng hóa với nhau. Các cửa khẩu đều có vai trò quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia

1.Các cửa khẩu với Trung Quốc

Cửa khẩu quốc tế Lào Cai

Cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh: thông thương sang cửa khẩu quốc tế Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Hoạt động giao thương diễn ra ở hai lối cửa khẩu với tên gọi tại địa phương khác nhau. Cửa khẩu Bắc Luân đặt tại đầu cầu Bắc Luân, phường Hòa Lạc, phục vụ giao thương đường bộ cho người và hàng hó. Cửa khẩu Ka Long, phường Ka Long, chỉ phục vụ cho giao hàng hóa bằng đường thủy.

Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn: Tương ứng với cửa khẩu Hữu Nghị Quan tại Trung Quốc. Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghụ là một điểm quan trọng trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng theo thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam-Trung Quốc về chủ trương xây dựng “hai hành lang, một vành đai kinh tế”, vị trí quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh-Singapore, đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam với các nước ASEAN và ngược lại. Trung bình mỗi năm Hải quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu

Cửa khẩu Lào Cai – Lào Cai:Cửa khẩu quốc tế Lào Cai thông thương qua cầu Hồ (Hồ Kiều) bắc qua sông biên giới Nậm Thi, tới cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu, thuộc huyện Hà Khẩu, châu tự trị Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hàng hóa được xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu là các loại quặng sắt từ các tỉnh phía Bắc.

Cửa khẩu Thanh Thủy – Hà Giang: Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy cách thành phố Hà Giang 22 km về phía Tây Bắc, kết hợp với cửa khẩu quốc tế Thiên Bảo (Tianbao), huyện Ma Lật Pha, châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hàng xuất khẩu chủ yếu qua cặp cửa khẩu Thanh Thủy – Tianbao là nhân hạt điều, quặng các loại, hoa quả tươi, hải sản khô… Hàng nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng như điện năng, xe ô tô các loại, linh kiện ô tô tải, hoa quả tươi…

2. Các cửa khẩu với Lào

Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo

Cửa khẩu Tây Trang – Điện Biên: Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang thông thương sang cửa khẩu Pang Hok, còn gọi là cửa khẩu Sop Hun (Sốp Hùn) ở huyện May tỉnh Phongsaly, CHDCND Lào. Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và đèo Tây Trang là điểm cuối của quốc lộ 279 trên biên giới Việt Lào.

Cửa khẩu Na Mèo – Thanh Hóa: Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo là điểm cuối của quốc lộ 217, qua cầu trên dòng Nậm Xôi thông thương sang cửa khẩu Namsoi (Nậm Xôi) huyện Viengxay tỉnh Huaphanh, CHDCND Lào. Trong những năm qua cửa khẩu Na Mèo đã đáp ứng nhu cầu giao lưu, buôn bán, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu giữa tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn. Tổng trị giá hàng hóa thông qua cửa khẩu này đạt trên 1 triệu USD/năm. Đầu năm 2016, Bộ Công thương đã cho phép nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng là quà biếu qua của khẩu Na Mèo.

Cửa khẩu Nậm Cắn – Nghệ An: Cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn ở điểm cuối quốc lộ 7A, thông thương sang cửa khẩu Namkan tại vùng đất bản Din Dan muang Nong Het tỉnh Xiengkhuang, CHDCND Lào. Đường lên Nậm Cắn và tới tỉnh lỵ Xiengkhuang là cung đường kỳ vĩ hiểm trở, và là một tuyến du lịch mạo hiểm với nhiều nét hoang sơ của thiên nhiên và con người. Nó cũng là đường cho những chiếc xe chở hàng nông sản, gỗ từ Lào về Nghệ An.

Cửa khẩu Cầu Treo – Hà Tĩnh: Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thông thương sang cửa khẩu quốc tế Namphao ở huyện Khamkheuth tỉnh Bolikhamxai, CHDCND Lào. Sau dịch Covid-19, cuối năm 2021, đầu năm 2022 cửa khẩu đang trong quá trình hồi phục kinh tế. Tính đến năm 2022, cửa khẩu chưa có bãi tập kết kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh nên thường xảy ra ách tắc giao thông, ảnh hưởng đến thời gian của doanh nghiệp và gây khó khăn trong việc phân luồng phương tiện khi lưu thông tại khu vực cửa khẩu.

Cửa khẩu Cha lo –  Quảng Bình: Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là một khu kinh tế cửa khẩu tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Phía Lào có khu kinh tế cửa khẩu Lằng Khằng (gắn với cửa khẩu Naphao) thuộc tỉnh Khăm Muộn. Theo định hướng đến năm 2030, khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo sẽ là trung tâm kinh tế và đô thị phía Tây của tỉnh Quảng Bình, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh Quảng Bình với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Cửa khẩu Lao Bảo – Quảng Trị: Cửa khẩu Lao Bảo thông thương với cửa khẩu Den Savanh của Lào, nằm cạnh sông Sepon. Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Đối diện với Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế Đông – Tây.

Cửa khẩu La Lay –  Quảng Trị: Cửa khẩu quốc tế La Lay thông thương sang cửa khẩu Lalay. Năm 2015 cửa khẩu La Lay được Chính phủ đầu tư để trở thành cửa khẩu quốc tế kiểu mẫu. Giao thương thuận lợi nhưng nhiều lúc xe chở gỗ nhập khẩu bị ách tắc tại cửa khẩu.

Cửa khẩu Bờ Y – Kon Tum: Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y thông thương sang cửa khẩu Phoukeua (Phù Kưa) ở muang Phouvong, tỉnh Attapeu, CHDCND Lào.Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, đóng vai trò một cửa khẩu trên quốc lộ 40 sang tỉnh Attapeu của Lào để trao đổi gỗ và lâm sản.

3. Cửa khẩu với Campuchia

Cửa khẩu Mộc Bài

Cửa khẩu Lệ Thanh- Gia Lai: Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương với cửa khẩu Oyadav (hay O’Yadaw) huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia. Khu cửa khẩu Lệ Thanh được nhà nước đầu tư, phát triển, tuy nhiên vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt.

Cửa khẩu Hoa Lư – Bình Phước: Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư thông thương với Cửa khẩu Trapeang Sre tại huyện Snuol, tỉnh Kratié, Campuchia. Quốc lộ 13 là tuyến giao thông quan trọng nối khu kinh tế với Thành phố Hồ Chí Minh.Trong tương lai, đường sắt xuyên Á sẽ được xây dựng chạy qua cửa khẩu Hoa Lư và khu kinh tế này.

Cửa khẩu Xa Mát – Tây Ninh: Cửa khẩu Xa Mát thông thương với Cửa khẩu Trapeang Phlong. Nơi này có được sự đầu tư của nhà nước mạnh mẽ nhưng vẫn chưa thực sự phát triển.

Cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh: Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài thông thương với Cửa khẩu Quốc tế Bavet tại thị xã Bavet, tỉnh Svay Rieng, Campuchia. Khu thương mại công nghiệp tại đây là khu phi thuế quan. Quan hệ trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa khu thương mại công nghiệp với các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và nội địa được xem như quan hệ trao đổi giữa nước ngoài và Việt Nam.

Cửa khẩu Dinh Bà – Đồng Tháp: Cửa khẩu quốc tế Dinh Bà thông thương với cửa khẩu quốc tế Banteay Chakrei ở xã Banteay Chakrei huyện Preah Sdach tỉnh Prey Veng, Campuchia.

Cửa khẩu Vĩnh Xương – An Giang: Cửa khẩu quốc tế Thường Phước thông thương với cửa khẩu quốc tế Kaoh Roka ở xã Kaoh Roka, huyện Peam Chor, tỉnh Prey Veng, Campuchia. Cửa khẩu quốc tế Thường Phước ở bờ trái sông Tiền, cùng với cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương bên bờ phải sông, điều phối thông thương đường thủy trong vùng sang Campuchia.

Mỗi cửa khẩu sẽ có những ưu điểm và khuyết điểm khi thông quan, vận chuyển hàng hóa. Quý khách liên hệ với công ty vận chuyển uy tín để được tư vấn.

Đọc thêm:  Khới sắc xuất nhập khẩu nông sản qua cửa khẩu Móng Cái

Tham khảo thêm : Quy trình giao nhận hàng tại cửa khẩu

Liên lạc ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí: indochinapost.com

 

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago