Khái niệm về logistics và forwarder khá rõ nhưng nhiều người nhầm tưởng vì vai trò của một forwarder trùng khớp đối công ty logistics. Nếu bạn còn nhầm lần về hai khái niệm này, hãy thử phân biệt thông qua bài viết dưới đây.
Để phân biệt sự khác nhau giữa logistics và forwarder, trước tiên bạn cần nắm khái quát định nghĩa của hai loại hình dịch vụ này. Theo đó:
Freight forwarding còn được gọi là giao nhận vận tải. Theo đó forwarder là đơn vị sẽ đứng ra làm trung gian, tiếp nhận hàng hóa của khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp có giá tốt (đường biển seafreight, đường bộ trucking hoặc đường hàng không airfreight) nhằm đảm bảo giao hàng theo đúng thỏa thuận theo hợp đồng đã ký với chủ hàng. Bên cạnh đó họ cũng có phục vụ các dịch vụ đi kèm như thông quan, lưu trữ, đóng kiện hàng,… chứng chỉ kế toán trưởng
Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về forwarder tại: Forwarder là gì và vai trò của forwarder và Các bước làm hàng xuất nhập khẩu của forwarder
Logistics: Không có thuật ngữ nào có thể khái quát toàn bộ được ý nghĩa của logistics, do đó khi học logistics hay làm thường được sử dụng như “dịch vụ hậu cần”. Logistics đóng vai trò quan trong trong chuỗi cung ứng thường bao gồm các hoạt động chính như hoạch định cung cầu, lưu trữ, quản trị tồn kho, kiểm soát, vận chuyển, luân chuyển, đóng gói, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa,…để đảm bảo tối ưu quá trình hàng hóa chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Về tổng thể, ta có thể thấy được khái niệm logistics rộng hơn so với forwarder.
Hoạt động của forwarder thường chỉ gói gọn trong việc vận chuyển hàng theo các phương thức vận chuyển khác nhau từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng. Quản trị nhân lực
Logistis thì bao quát hơn, trong lĩnh vực logistics có nhiều hoạt động khác nhau, cung cấp được nhiều dịch vụ khác nhau nhằm hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa.
Có thể nói, forwarder là một phần của logistics, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong dịch vụ logistics.
Không phải công ty logistics nào cũng phải có đầy đủ các dịch vụ như khái niệm bởi có sự hỗ trợ từ nhiều loại công ty khác nhau tương ứng với mỗi loại dịch vụ.
Kể riêng đối với vai trò của forwarder cũng ăn khớp với nhiều khâu trong logistics như làm thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa, giao nhận hàng hóa,… do vậy nhiều đơn vị forwarder vẫn nhận làm như một công ty logistics để tăng độ uy tín khiến nhiều người.
Đơn cử cho hai ví dụ sau: diễn đàn kế toán trưởng
Trên đây là những việc một công ty forwarder có thể đáp ứng cho bạn. Còn những vấn đề như sản xuất, lưu trữ-quản lý tồn kho, hoạch định về cung cầu, đóng gói, dán nhãn sản phẩm, phân loại sản phẩm cụ thể,… thì sẽ do công ty A tự thực hiện.
Trong trường hợp này, bên A chỉ cần sản xuất sản phẩm, liên hệ với khách hàng để chốt về số lượng/yêu cầu hàng hóa.
Mọi khâu còn lại sẽ do đơn vị cung cấp dịch vụ logistics lên kế hoạch và thực hiện xuyên suốt, tạo nên các giá trị gia tăng cho hàng hóa. Nhằm để chúng được giao đến người nhận trong trạng thái tốt nhất và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được đưa ra trước đó.
Hy vọng Hải Quan Việt Nam có thể đem đến cho các bạn thông tin bổ ích!
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…