Ấn Độ chính thức vượt qua Brazil về số ca nhiễm Covid-19, chiếm vị trí thứ 2 sau Mỹ, tính đến ngày 14/4/2021, số ca nhiễm Covid 19 tại Ấn Độ là 13.871.321 với 172.115 ca tử vong.
Trước đó, số ca nhiễm tại Ấn Độ giai đoạn 1 đạt đỉnh vào tháng 9/2020 với gần 100.000 ca/ ngày sau đó giảm dần còn khoảng hơn 10.000 ca/ngày vào đầu tháng 2. Từ ngày 15/2/2021, số ca nhiễm/ngày mạnh tăng trở lại, số lượng ca nhiễm mới trung bình trong 7 ngày qua đạt 134.000 ca/ ngày so với mức trung bình 11.500 ca/ ngày thời điểm đầu tháng 2.
Theo số liệu từ worldometers, riêng ngày 13/4 có hơn 185 nghìn ca nhiễm mới với 1026 trường hợp tử vong, trước đó, ngày 11/2 có gần 170.000 ca nhiễm mới và hơn 900 ca tử vong; và ngày 12/4 có 161.000 ca nhiễm mới và 880 ca tử vong, đây là mức nhiễm trong ngày cao nhất thế giới.
Trong số 28 bang và 9 vùng lãnh thổ Ấn Độ thì có 10 bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất chiếm hơn 91% số ca nhiễm và số ca tử vong, riêng bang Maharastra chiếm khoảng 57% tổng số ca nhiễm và 47% số người tử vong trong vòng 14 ngày qua. Punjab chiếm 4,5% số ca nhiễm và 16,3% số ca tử vong. Tương tự, Chhatisgarh đóng góp 4,3% số ca nhiễm và 7% số ca tử vong.
Ngày 13/4/2021, Thủ hiến bang Maharashtra đã ban hành lệnh giới nghiêm trong toàn bang kéo dài 15 ngày, theo đó, tất cả các hoạt động kinh doanh tạm thời đóng cửa trừ những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, đóng cửa cơ sở cầu nguyện, trường học và yêu cầu làm việc tại nhà, làm việc từ xa…
Tại Rajasthan và thủ đô New Delhi đã ban hành lệnh giới nghiêm vào ban đêm từ 22h đến 5h hôm sau, kể từ ngày 6/4 đến ngày 30/4, cấm mọi người ra đường vào ban đêm trừ một số trường hợp: nhân viên y tế, nhà báo, người cần chữa trị, phụ nữ mang thai, người đi ra sân bay, tàu hỏa, trạm xe bus, v.v. Tuy nhiên, Bộ Y tế Ấn Độ cho rằng các biện pháp như giới nghiêm, phong tỏa và cuối tuần… có tác động rất hạn chế trong việc ngăn chặn sự lây nhiễm.
Theo báo cáo từ nhóm nghiên cứu của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI), thời gian của làn song thứ hai có thể kéo dài tới 100 ngày (kể từ ngày 15/2).
Việc một số bang áp dụng biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, làm việc tại nhà … sẽ tác động tiêu cực đến tiến độ thông quan, giao hàng, nhận hàng của các doanh nghiệp Ấn Độ; tình hình dịch bệnh cũng tác động tiêu cực đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp… Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ khuyến nghị:
Doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên liên hệ với đối tác Ấn Độ để cập nhật diễn biến về tình hình dịch bệnh Covid 19 tại Ấn Độ và các biện pháp phong tỏa của chính quyền địa phương;
Kiểm tra tình trạng giao nhận hàng hóa, tiến trình thực hiện hợp đồng thương mại, việc thực hiện giãn cách xã hội và làm việc tại nhà có thể ảnh hưởng đến hoạt động thông quan hàng hóa.
Trao đổi với đối tác đàm phán lại các điều khoản hợp đồng, điều kiện giao hàng, thanh toán và ghi rõ các trường hợp bất khả kháng.
Đối với các đơn hàng mới xem xét áp dụng các điều khoản thanh toán an toàn, có lợi cho doanh nghiệp, thường xuyên giữ liên lạc với đối tác, đơn vị vận chuyển…tuyệt đối không sử dụng các phương pháp thanh toán trả chậm, DA/ DP…
Tăng cường sử dụng các giao dịch điện tử nhưng cũng cần ký kết hợp đồng mua bán đầy đủ, đúng quy định, tránh chỉ sử dụng bằng Email, tin nhắn đã thực hiện hợp đồng kinh doanh.
Trong trường hợp cần hỗ trợ xác minh đối tác, tham vấn về hợp đồng kinh tế đề nghị liên hệ với Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ qua Email: in@moit.gov.vn./.
Nguồn: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…