Khái niệm
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.
Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.
Dịch vụ Hải Quan hiện đang cung cấp dịch vụ xin C/O các mẫu sau cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam:
– Mẫu A: Áp dụng GSP (General System of Preferences)- C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu Việt Nam
– Mẫu B: (Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam). Dùng cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu đi các nước.
– Mẫu E: Mẫu C/O ưu đãi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
– Mẫu AK: Mẫu C/O ưu đãi theo Hiệp định ASEAN – Hàn Quốc
– Mẫu AJ: Mẫu C/O ưu đãi theo hiệp đinh ASEAN – Nhật Bản
– Mẫu VJ: Mẫu C/O ưu đãi theo Hiệp định VJEPA (Việt Nam – Nhật Bản)
Bạn cảm thấy băn khoăn chưa biết nước mình xuất khẩu đi sẽ làm loại C/O form nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu trong thời gian nhanh nhất.
Phân loại C/O
C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ cũng có thể là nước xuất khẩu.
C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ
Mục đích của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – C/O (Certificate of Origin):
Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch:Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ thống hạn ngạch – Xúc tiến thương mại.
Các nội dung cơ bản của C/O
Xuất phát từ mục đích, đặc điểm của C/O mà nội dung cơ bản của C/O phải thể hiện được các nội dung:
Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể tương ứng
Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩuTiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng, vận tải đơn…)
Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng lượng, số lượng, giá trị…)
Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
Các mẫu C/O hiện áp dụng tại Việt NamC/O cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi:C/O mẫu B (cấp cho hàng XK)C/O cho hàng cà phê (theo qui định của Tổ chức cà phê thế giới)…
C/O cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)C/O mẫu E (ASEAN – Trung quốc);C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn quốc);C/O mẫu S (VN-Lào; VN-Campuchia)C/O hàng dệt thủ công mỹ nghệ (VN-EU)…
Thành phần hồ sơ xin cấp C/O gồm:
– Đơn đề nghị cấp C/O.
– Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh.
– Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan (Trong trường hợp chưa có bản sao tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), Có thể nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O)
– Commercial invoice – Hóa đơn thương mại.
– Vận tải đơn – Bill of lading – Air way bill hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương.
– Bảng tính toán chi tiết hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng khu vực RVC %). Hoặc bảng kê khai chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và mã HS của sản phẩm đầu ra (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể “CC”, “CTH”, “CTSH”). Hoặc bảng kê khai theo tiêu chí xuất xứ thuần tuý “WO”.
– Hoá đơn mua nguyên phụ liệu / hàng hoá hoặc Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất).
– Quy trình sản xuất ra hàng hóa.
* Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu phải nộp Hồ sơ thương nhân.
– Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
* Mã HS của hàng hóa khai trên C/O là mã HS của nước nhập khẩu. Trường hợp mã HS nước nhập khẩu khác với mã HS nước xuất khẩu, thương nhân cần làm bản cam kết tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã HS nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.
Chứng từ xin C/O
Tờ khai hải quan XK, Hóa đơn thương mại, Vận tải đơn, Hoá đơn GTGT mua NPL có thể là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng, đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.
Thẩm quyền cấp C/O: Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương
HÃY LIÊN HỆ NGAY CHO CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT!
Xem thêm:
Gửi bánh kẹo đi Nhật Bản tiết kiệm chi phí