Điều kiện nhập khẩu thực phẩm chức năng

Điều kiện nhập khẩu thực phẩm chức năng

Bạn muốn nhập khẩu thực phẩm chức năng từ nước ngoài? Làm thế nào để hàng hóa được thông quan thuận lợi?

1.Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng được ra đời lần đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1980 khi loại thực phẩm này được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và được chứng minh rằng chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.

Một số ví dụ về thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với sức khỏe là thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, men vi sinh hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc cũng thường được coi như thực phẩm chức năng do những lợi ích về sức khỏe do chúng đem lại. Ví dụ, trong yến mạch có chứa một loại chất xơ gọi là beta glucan đã được chứng minh là giúp giảm viêm, tăng cường chức năng miễn dịch và là thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe của tim.

Thực phẩm chức năng được chia làm hai loại: Thực phẩm thông thường và thực phẩm tăng cường.

  • Thực phẩm thông thường cung cấp các thành phần hoàn toàn tự nhiên, cung cấp những chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim.
  • Trong khi đó, thực phẩm tăng cường được bổ sung thêm một số thành phần, ví dụ như vitamin, khoáng chất, chế phẩm sinh học, hoặc chất xơ, để tăng cường thêm lợi ích về sức khỏe của món ăn đó.

2.Điều kiện nhập khẩu thực phẩm chức năng

Tất cả các loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam phải kiểm tra tại cơ quan kiểm tra nhà nước có thẩm quyền do các Bộ quản lý ngành chỉ định. Các trường hợp được miễn kiểm tra

  • Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm
  • Quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật
  • Sản phẩm quá cảnh, trung chuyến, tạm nhập tái xuất
  • Sản phẩm dùng để nghiên cứu có xác nhận của tố chức, cá nhân
  • Sản phẩm để trưng bày hội chợ, triển lãm.
  • Sản phẩm nhập khẩu để gia công.

Hồ sơ đăng ký kiểm tra thực phẩm chức năng nhập khẩu

  • Hợp đông mua bán
  • Bản tự công bố sản phẩm
  • Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu
  • Danh mục hàng hóa

Trình tự kiểm tra đối với thực phẩm chức năng nhập khấu

  • Trước khi hàng cập bến, chủ hàng nộp bộ hồ sow đăng ký kiểm tra theo quy định đén cơ quan có chức năng kiểm tra.
  • Trong thời gian 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra và thông báo kết quả cho chủ hàng. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

Trên đây là điều kiện để nhập khẩu thực phẩm chức năng.

Liên hệ ngay haiquanvietnam.net để được tư vấn hỗ trợ 24/7

Tham khảo:

Chuyên thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng mỹ phẩm 

Dịch vụ khải báo hải quan giá rẻ trọn gói

 

 

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago