Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động ứng biến trong bối cảnh mới

Hoạt động xuất nhập khẩu đã và đang bị ảnh hưởng sâu rộng bởi nhiều yếu tố như đại dịch, tình hình chính trị bất ổn, chủ nghĩa bảo hộ… Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động này để có thể linh hoạt, kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của thị trường.

Doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động ứng biến trong bối cảnh mới

Nâng cao nội lực, chủ động ứng biến

Theo đánh giá của Bộ Công thương, trong thời gian tới, nhu cầu toàn cầu đang cải thiện khi nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn phục hồi nhờ việc triển khai mạnh mẽ tiêm vắc xin Covid-19 và sự hỗ trợ từ chính sách nới lỏng tài khóa tiền tệ sẽ giúp tăng cường cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc. Đặc biệt, việc tận dụng khá tốt những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đang và sẽ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.

Điển hình, kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang EU đã dần được cải thiện và tăng 18% trong 3 tháng đầu năm 2021. Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong Hiệp định CPTPP cũng đạt mức tăng trưởng cao trong 3 tháng đầu năm 2021 như: Canada tăng 13,7%, Australia tăng 17%, Chilê tăng 25,6%, Mexico tăng 12,7%, New Zealand tăng 35,1%…Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh cũng tăng 22,1% trong 3 tháng đầu năm nay.

Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi diễn biến dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Điều đó đã khiến việc vận chuyển hàng hóa gặp khó khăn, nhiều chuỗi cung ứng bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các nước đối tác.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh hiện nay chịu tác động của rất nhiều các yếu tố bất ổn từ chính trị, dịch bệnh, thiên tai cho đến môi trường, chủ nghĩa bảo hộ, yếu tố bền vững…Trong khi đó, nội lực của doanh nghiệp đang yếu. Tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao làm cho nhiều doanh nghiệp buộc phải dời kế hoạch xuất hàng cho đơn hàng cũ và chưa thể nhận đơn hàng mới vì không thể giao đúng theo hợp đồng…

Do đó, theo Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cần linh hoạt hơn, chủ động ứng phó hiệu quả với các khó khăn cũng như tình huống bất lợi thông qua tăng cường nội lực, nâng cao khả năng thích ứng để giảm thiểu thiệt, tận dụng hiệu quả những cơ hội từ hội nhập.

Doanh nghiệp thủy sản cần nhanh chóng điều chỉnh, thích nghi

Có thể thấy, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, mặc dù đã đón nhận hiệu quả cơ hội và đạt được sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua nhưng vẫn phải đối mặt với rất nhiều bất ổn.Trong đó bị ảnh hưởng đáng kể bởi các chi phí sản xuất tăng, thiếu tàu, thiếu container, đặc biệt cước phí vận tải đi thị trường Mỹ và EU tăng vọt. Còn tại thị trường Trung Quốc, vấn đề logistics cũng rất khó khăn, làm tắc nghẽn tai các cảng nhập khẩu chính.

Trong đó, đáng chú ý, thời gian gần đây, các thị trường nhập khẩu nông sản đưa ra nhiều thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm, gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động xuất khẩu mặt hàng này. Điển hình như tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm là Hàn Quốc, Australia, Trung Quốc…khi các thị trường lớn bậc nhất này đang siết chặt kiểm tra, kiểm soát đối với hàng thủy sản nhập khẩu.

Đặc biệt, tại thị trường Anh, mới đây, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông tin các giấy chứng nhận hiện tại mà các quốc gia không thuộc Liên minh châu Âu sử dụng chỉ có giá trị ở Vương quốc Anh đến ngày 1/4/2021 nên đối với thủy sản nhập khẩu vào Anh sau ngày này sẽ cần giấy chứng thư vệ sinh mới.

Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Anh sẽ cần điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với các quy định mới về hải quan, thuế quan, kiểm tra an toàn thực phẩm, nhãn mác…

Hơn thế nữa, trong trường hợp thủy sản xuất khẩu phải đi qua EU để đến Anh thì sản phẩm đó phải vào lãnh thổ EU thông qua trạm kiểm soát biên giới. Mỗi lô hàng sẽ cần một chứng nhận y tế nhập cảnh chung thông qua sử dụng hệ thống báo cáo nhập khẩu mới: Hệ thống nhập khẩu sản phẩm, động vật, thức ăn và thức ăn chăn nuôi. Anh và EU sẽ không áp dụng thuế quan đối với sản phẩm thủy sản được mua bán giữa các vùng lãnh thổ. Trong trường hợp này, các sản phẩm được giao dịch phải có xuất xứ từ Anh hoặc một quốc gia thành viên EU./.

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago