Giá cước lại tăng cao vì tình trạng thiếu container tiếp tục kéo dài

Giá cước vận chuyển giao ngay từ châu Á tăng mạnh và vượt ngưỡng kiểm soát khi cán mốc 4.000 USD/FEU tại tuyến xuyên Thái Bình Dương và tăng vọt lên hơn 5.600 USD/TEU trên tuyến đến Bắc Âu.

Giá cước lại tăng cao vì tình trạng thiếu container tiếp tục kéo dài

Nỗ lực của các nhà chức trách Châu Á và Hoa Kỳ để duy trì giá cước dưới mức 4.000 USD/FEU trên tuyến xuyên Thái Bình Dương dường như đã thất bại trong khi Châu Âu vẫn không có bất kỳ nỗ lực nào để hạn chế giá cước vận chuyển.

Tại Hàn Quốc, Bộ Hàng hải và Thủy sản đã cố gắng khuyến khích các đơn vị khai thác tàu tại địa phương tăng thêm trọng tải, miễn phí thiết bị và chia sẻ chỗ trên tàu để hỗ trợ các nhà xuất khẩu nước này.

Sự tắc nghẽn tại các cảng Bờ Tây Hoa Kỳ, tình trạng thiếu hụt container và dịch vụ nội địa để đáp ứng nhu cầu tại khu vực đông đúc nhất của Hoa Kỳ đã khiến cho các tuyến vận chuyển khác cũng bị tắc nghẽn, đặc biệt là tuyến từ châu Á sang châu Âu, vì các hãng vận tải đã chuyển thiết bị sang tuyến xuyên Thái Bình Dương để tận dụng lợi thế từ giá cước cao hơn tại khu vực này.

Chỉ số cước Baltic (FBX) ghi nhận trong tuần này cước vận tải giao ngay tại trên tuyến xuyên Thái Bình Dương đạt 4.189 USD/FEU trong khi giá dịch vụ tại Bờ Đông tăng lên 5,397 USD/FEU. Tuy nhiên, mức tăng mạnh nhất trong tuần này thuộc về các tuyến từ Châu Á đến Bắc Âu, cước giao ngay trên các tuyến này là 3,453 USD/TEU ghi nhận vào ngày 1 tháng 12, đã tăng lên 5,662 USD/TEU vào hôm nay và cước giao ngay đến Địa Trung Hải là 3,453 USD/TEU vào đầu tháng và hôm nay đã tăng lên 5,644 USD/TEU.

“Sau khi áp lực tăng giá dường như đã suy giảm vào tuần trước, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tiếp tục tăng cao và hậu quả của tình trạng thiếu hụt thiết bị trên toàn cầu lại đẩy nhanh giá cước tăng cao trên hầu hết các tuyến chính tại khu vực ngoài châu Á trong tuần này,” Judah Levine của Freightos nhận định.

“Đáng ngạc nhiên nhất là lần đầu tiên kể từ giữa tháng Chín, giá cước trên cả hai tuyến xuyên Thái Bình Dương tăng đáng kể, đây có thể là dấu hiệu cho thấy thỏa thuận ngầm về việc không tăng giá cước trên các tuyến này giữa các hãng vận tải và nhà chức trách Trung Quốc có thể sắp kết thúc”, ông nói thêm.

Trong khi đó, các chủ hàng phải đối mặt với với mức giá có thể là cao nhất từng thấy ngay khi bước vào mùa ký hợp đồng, một số đại diện chủ hàng bất bình lên tiếng các hãng vận tải đã ‘tạo ra cái cớ’ thiếu container và công suất để đẩy giá cước lên cao đến mức kỷ lục.

Theo Nick Savvides / Container-News

5/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago