Giải pháp cấp bách cho tình trạng ùn tắc tại các cảng biển do giãn cách xã hội

Trường hợp hàng hóa bị ùn tắc tại các cảng biển do giãn cách xã hội là rất cần thiết, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc sửa đổi quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong

VCCI ý kiến Bộ Tài chính về nghị định giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu

Mới đây, VCCI đã có ý kiến trả lời Bộ Tài chính về đề nghị góp ý dự thảo Thông tư quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển nơi thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Theo VCCI, việc ùn tắc tại cảng biển Cát Lái do việc thực hiện giãn cách xã hội đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động giao nhận hàng hóa của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động vận chuyển hàng hóa, hoạt động tiếp nhận hàng hóa nhập khẩu tại cảng…

Vì thế, VCCI cho rằng, việc Bộ Tài chính xây dựng Thông tư là hết sức cần thiết, đây cũng là một trong những biện pháp cấp bách nhằm giải quyết kịp thời tình trạng ùn tắc tại các cảng biển.

Giải pháp lâu dài

Tuy nhiên về lâu dài, sau thời gian giãn cách, VCCI đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu để xây dựng văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hàng nhập khẩu chuyển cửa khẩu trong trường hợp các cảng biển bị ùn tắc có tính áp dụng chung trong mọi thời điểm.

Theo ý kiến của VCCI, dự thảo có nhiều quy định liên quan đến thủ tục hành chính, trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể, nên cần được thiết kế cụ thể, rõ ràng, tạo cách hiểu thống nhất giữa các đối tượng áp dụng và thuận lợi khi triển khai trên thực tế.

Góp ý cụ thể hơn, VCCI cho rằng, cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu ùn tắc tại cảng biển với các quy định về sức chứa của cảng biển và việc xác nhận của cảng vụ hàng hải chưa đủ rõ ràng.

Vì thế, VCCI đề nghị Ban soạn thảo thiết kế quy định này theo hướng, sản lượng hàng nhập tồn bãi vượt sức chữa thiết kế tối đa cho phép của cảng biển, gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận hàng/giải phóng hàng từ cảng và hoặc hoạt động khai thác cảng.

Đề xuất  cho phép doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trong việc xác định sản lượng hàng tồn bãi vượt sức chứa thiết kế tối đa cho phép của cảng biển

Hơn nữa, việc điều chuyển hàng hóa để giảm tải ùn tắc là hoạt động cần thực hiện nhanh, nên các thủ tục trong Dự thảo cần được thiết kế tinh gọn, thuận lợi để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động này.

VCCI đề nghị Ban soạn thảo thiết kế theo hướng: cho phép doanh nghiệp kinh doanh cảng biển tự chịu trách nhiệm trong việc xác định sản lượng hàng tồn bãi vượt sức chứa thiết kế tối đa cho phép của cảng biển và thông báo tới Cảng vụ Hàng hải mà không cần phải có sự xác nhận của đơn vị này; hoặc thiết kế thủ tục tương tự như thủ tục phê duyệt kế hoạch vận chuyển hàng hóa của cơ quan hải quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Dự thảo (doanh nghiệp gửi thông báo về việc ùn tắc, trong khoảng thời gian 2 giờ làm việc Cảng vụ phải xác nhận, nếu quá thời hạn này nếu không có ý kiến phản hồi thì được coi là xác nhận).

Liên quan tới nội dung vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, dự thảo quy định doanh nghiệp kinh doanh cảng biển nơi hàng hóa vận chuyển đi chỉ được thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, khi có sự chấp thuận của hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng và kế hoạch vận chuyển hàng hóa đã được Chi cục Hải quan nơi hàng hóa vận chuyển đi phê duyệt.

Về Hãng tàu và đại lý hãng tàu khi ùn tắc tại các cảng biển

Hãng tàu, đại lý hãng tàu có trách nhiệm tiếp nhận danh sách hàng hóa dự kiến vận chuyển đi do doanh nghiệp cảng biển gửi đến và phải phản hồi cho doanh nghiệp kinh doanh cảng biển trong thời hạn không quá 2 giờ kể từ khi nhận được danh sách hàng hóa dự kiến vận chuyển đi…

VCCI nhìn nhận, những quy định này cần được làm rõ, chi tiết và cụ thể hơn nữa để đảm bảo thuận lợi trong quá trình thực hiện ở các điểm như: chi phí vận chuyển hàng hóa nhập khẩu do bên nào chi trả. Hai bên là doanh nghiệp cảng biển và hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng có được thỏa thuận về vấn đề này trong quá trình để đạt được sự chấp thuận của hãng tàu, đại lý hãng tàu hoặc chủ hàng hay không.

Ngoài ra, VCCI cũng kiến nghị Dự thảo cần làm rõ quy định về quyết toán tình hình thực hiện vận chuyển hàng hóa; bổ sung quy định liên quan đến chủ hàng trong việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu; điện tử hóa mẫu thông báo kế hoạch vận chuyển hàng hóa…

Theo Vietnam Logistics Review

————————————————————

Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0934 581 618

Email: lienhe@haiquanvietnam.net

Facebook: https://www.facebook.com/groups/508468627251628  

Website: https://haiquanvietnam.net/

Rate this post
Thy Thơ

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago