Hệ Thống VNACCS VCIS Là Gì?

VNACCS/VCIS là gì? phục vụ cho công việc gì? Đó là hệ thống mới của hải quan, gồm hai mô đun nhỏ

Hệ Thống VNACCS VCIS Là Gì?

Hệ thống thông quan hàng hóa tự động, tiếng Anh là Vietnam Automated Cargo Clearance System, sử dụng để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu.

Hệ thống thông tin tình báo Hải quan Việt Nam (VCIS), tiếng Anh là Vietnam Customs Intelligence Information System (nghe rất “hoành tráng”). VCIS chủ yếu phục vụ nội bộ cho công tác quản lý rủi ro và giám sát nghiệp vụ của cơ quan Hải quan, nên nếu là chủ hàng bạn cũng không cần bận tâm nhiều.

VNACCS/VCIS do Hải quan Việt Nam mới triển khai, và dự kiến bắt buộc áp dụng chính thức từ đầu tháng 4/2014, sau một quá trình dài chuẩn bị và bắt đầu chạy thử từ tháng 11/2013.

Đây là kết quả hợp tác của gói viện trợ do chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Phần mềm

Hệ thống VNACCS/VCIS bao gồm nhiều phần mềm.

Trong đó, chủ hàng sẽ quan tâm nhiều đến những phần mềm sau, đặc biệt là phần mềm đầu tiên:

  • Khai báo điện tử (e-Declaration);
  • Hóa đơn điện tử (e-Invoice);
  • Thanh toán điện tử (e-Payment);
  • C/O điện tử (e-C/O);
  • Manifest điện tử (e-Manifest).

Một số phần mềm khác trong hệ thống này, nhưng có lẽ dành cho cơ quan hải quan, chứ chủ hàng sẽ ít quan tâm.

  • Phân luồng (selectivity);
  • Quản lý hồ sơ rủi ro/tiêu chí rủi ro;
  • Quản lý doanh nghiệp XNK;
  • Thông quan và giải phóng hàng;
  • Giám sát và kiểm soát.

Phần mềm thông quan hàng hóa tự động được cung cấp miễn phí, doanh nghiệp không phải mua. Để khai báo hải quan, bạn có thể download phần mềm VNACCS/VCIS trên website của Tổng Cục Hải quan.

Tuy nhiên theo đánh giá ban đầu, việc áp dụng phần mềm miễn phí này cũng khá phức tạp, do phải nhớ các mã nghiệp vụ.

Trong khi đó, nếu những ai đã sử dụng phần mềm Thái Sơn ECUS phiên bản 4, thì sẽ được nâng cấp miễn phí lên phiên bản 5, gọi là ECUS-VNACCS. Đến đầu năm 2014, Thái Sơn cũng đã cung cấp phiên bản này để chạy thử nghiệm. Bạn có thể download ECUS5-VNACCS tại website của Thái Sơn, có kèm theo hướng dẫn sử dụng.

Người khai hải quan có thể xem Clip Hướng dẫn khai tờ khai nhập khẩu bằng phần mềm ECUS-VNACCS như dưới đây.

Bạn cũng nên lưu ý: cần phải đăng ký tài khoản mới có thể sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS để thông quan. Có thể đăng ký tại Cục hải quan gần nhất, hoặc xem hướng dẫn tại đây.

Vì đây là hệ thống mới, nên cơ quan hải quan cũng tích cực trong việc đào tạo và vận động doanh nghiệp áp dụng thử nghiệm.

Tuy vậy, phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn có vẻ e dè trong việc thử nghiệm này. Đến cuối 1/2013, mới có khoảng trên 1000 công ty tham gia chạy thử nghiệm. Con số này chiếm chỉ 1.7% so với khoảng 60.000 doanh nghiệp đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử.

Ưu điểm của VNACCS

Với người khai hải quan, hệ thống mới này nếu triển khai đúng sẽ có một số ưu điểm nổi bật như sau:

Tốc độ thông quan nhanh (sử dụng chữ ký số): với luồng Xanh chỉ mất 1-3 giây, nghĩa là chỉ bấm chuột xong là gần như đã có kết quả phân luồng.Với luồng Vàng hay Đỏ, tất nhiên thời gian xử lý phụ thuộc vào mức độ chuẩn chỉnh của bộ hồ sơ và hàng hóa. Nhưng dù sao, nếu trên 60% tờ khai luồng xanh, thì thời gian phân luồng nhanh như vậy cũng sẽ rất thuận lợi rồi (hy vọng hệ thống này và các bác hải quan thực sự làm được như vậy).

Hạn chế hồ sơ giấy: nhờ liên kết giữa các bộ ngành (khi triển khai hoàn tất) qua phần mềm, nên chứng từ (ví dụ: kiểm tra chất lượng nhà nước) sẽ gửi trực tiếp đến hải quan. Ngoài ra, với luồng xanh bạn sẽ không cần tới chi cục hải quan (vì không có chỗ trên tờ khai để hải quan đóng dấu như trước đây, vậy chẳng cần đến chi cục làm gì). Khi đó bạn có thể tới cảng lấy hàng, theo đúng tinh thần thông tư 128 mới.

Không cần phải khai riêng tờ khai trị giá như hiện nay đối với phương pháp trị giá giao dịch, do một số chỉ tiêu của tờ khai trị giá theo phương pháp trị giá giao dịch vào tờ khai nhập khẩu. Bớt được chứng từ nào cũng tốt, đỡ phức tạp, đúng không bạn?

Giảm bớt số loại hình xuất nhập khẩu: dự kiến hệ thống VNACCS/VCIS sẽ chuẩn hóa chỉ còn khoảng trên 40 mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì hơn 200 như hiện nay). Như vậy việc tra cứu cũng dễ hơn cho người khai hải quan rồi.

Không phân biệt loại hình mậu dịch và phi mậu dịch: Nghĩa là hai loại này chỉ khác nhau về hồ sơ chứng từ, thủ tục thông quan giống nhau. Hiện tại, hàng phi mậu dịch thủ tục lằng nhằng và phức tạp hơn khá nhiều so với hàng kinh doanh.

Nhược điểm của VNACCS

Với hệ thống tiên tiến như vậy, liệu có nhược điểm gì không? Tất nhiên là có, hiện đại thì thường kéo theo “hại điện” mà.

Nhược điểm rõ nhất là nó phức tạp hơn với số lượng tiêu chí phải khai nhiều hơn. Nếu người khai hải quan không được đào tạo và thực hành thường xuyên thì việc khai báo thông tin sẽ rất dễ bị nhầm, thiếu, sai.

Vì vậy, với phần mềm mới này, tốt nhất bạn nên có sự chuẩn bị sớm về mặt đào tạo. Trường hợp công ty bạn chưa sẵn sàng, thì nên sử dụng dịch vụ khai thuê hoặc đại lý hải quan. Như vậy sẽ đảm bảo tính chính xác và tiến độ thông quan.

Rate this post
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago