Hợp Đồng Giao Nhận Hàng Hóa

Hoạt động giao nhận đã xuất hiện trên thế giới từ thế kỷ XVI với sự xuất hiện hãng giao nhận đầu tiên Badiley ở Thụy Sĩ. Từ đó đến nay hoạt động này đã có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Quan hệ giữa người chủ hàng và người giao nhận được điều chỉnh bởi hợp đồng ủy thác giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Hợp đồng trong giao nhận có thể là hợp đồng bao cho một khoảng thời gian dài hoặc là hợp đồng từng chuyến cụ thể.

Hợp Đồng Giao Nhận Hàng Hóa

Ở Việt Nam hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều các công ty forwarder, logistics. Họ làm dịch vụ giao nhận bao gồm về vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, làm dịch vụ kho bãi, dịch vụ giao nhận hàng hóa,…Vì vậy hợp đồng giao nhận hàng hóa giữa công ty về xuất nhập khẩu và công ty forwarder/logistics ngày càng nhiều.

Hợp đồng giao nhận hàng hóa

Cũng giống như các hợp đồng thương mại thông thường, ngoài phần mở đầu, hợp đồng giao nhận bao gồm các điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung công việc

Điều khoản này thường phải mô tả hàng hóa, thời gian, tuyến đường vận chuyển, người liên hệ khi cần thiết.

Điều 2: Nguyên tắc chung

– Bên ủy thác phải cung cấp thông tin về hàng vận chuyển và các chứng từ kèm theo.
– Lập giấy yêu cầu vận chuyển

Điều 3: Trách nhiệm của các bên

– Bên ủy thác: Cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa và các chứng từ cần thiết, chịu trách nhiệm về tính chất pháp lý của lô hàng và đảm nhiệm kiểm tra giám định hàng hóa, chuẩn bị kho bãi đảm bảo cho tiện chuyên chở ra vào, chịu mọi chi phí phát sinh nếu thay đổi địa điểm, thời gian mà không báo trước cho bên nhận ủy thác, mua bảo hiểm cho hàng hóa, thanh toán đầy đủ chi phí đúng thời hạn.

– Bên nhận ủy thác: chịu toàn bộ trách nhiệm làm thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa đúng quy định, thông báo cho các bên có liên quan biết, bồi thường thiệt hại đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa nếu do lỗi của mình, hỗ trợ đòi bồi thường từ công ty bảo hiểm, chuyển toàn bộ chứng từ có liên quan cho bên ủy thác sau khi giao nhận hàng hóa.

Điều 4: Thanh toán

Điều khoản này cần làm rõ:

Chi phí: Cước phí vận chuyển, chi phí bốc, dỡ hàng, chi phí lưu xe, lưu cont, lưu bãi, chi phí nâng hạ tại cảng, phụ phí xếp dỡ, phí D/O, phí kiểm hóa, giám định, kiểm dịch, hun trùng,…

Phương thức, đồng tiền, thời gian thanh toán.

Trên đây là những điều khoản trong Hợp đồng giao nhận hàng hóa. Mong rằng bài viết này hữu ích với bạn, đặc biệt nếu bạn làm sales ở các doanh nghiệp logistics.

5/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago