Hợp đồng mua bán ngoại thương & những điểm cần lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng

Hợp đồng mua bán ngoại thương & những điểm cần lưu ý khi soạn thảo, ký kết hợp đồng

Hợp đồng ngoại thương là gì? Nội dung cơ bản trong hơp đồng mua bán ngoại thương. Cùng WorldCourier tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1.Sơ lược về hợp đồng ngoại thương (Sales Contract):

Hợp đồng ngoại thương là 1 hợp đồng kinh tế quốc tế được ký kết giữa bên mua (The Buyer) và bên bán (The Seller) có trụ sở tại các nước khác nhau cho 1 lô hàng hóa cụ thể nào đó và được điều chình bởi các Điều ước quốc tế, luật quốc gia các nước tham gia ký kết hoặc các tập quán thương mại được thừa nhận rộng rãi.

2.Cấu trúc cơ bản của hợp đồng ngoại thương:

Thông tin pháp nhân của bên mua(The Buyer) và bên bán(The Seller): Tên công ty, địa chỉ, người đại diện pháp luật,…
Điều khoản 1: Định nghĩa
Đưa ra các cụm từ được hiểu một cách thống nhất có liên quan trong hợp đồng.
Điều khoản 2: Phạm vi hợp đồng (hàng hoá)
Tên hàng hoá, quy cách, chất lượng, số lượng, nhà sản xuất, xuất xứ nguồn gốc mức độ đồng bộ….
Số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thoả thuận.
Đóng gói hàng hóa
Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng
Tổng giá trị hợp đồng: (Theo Incoterms 2010)
Điều khoản 4: Điều kiện giao hàng
Quy định cảng đi, cảng đến
Thời gian giao hàng
Quy định rõ giao từng phần, toàn phần
Cho phép chuyển tải hay không cho phép chuyển tải
Thông báo trước khi giao hàng
Thông báo giao hàng
Điều khoản 5: Phương thức thanh toán
Thông thường áp dụng phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C); cũng có thể thanh toán bằng chuyển tiền (TTR) (trong trường hợp hai bên có mối quan hệ làm ăn thân thiết hoặc có ràng buộc về vấn đề khác, trong trường hợp nhận hàng trước trả tiền sau…)
Quy định về bộ chứng từ xuất trình trong thanh toán
Điều khoản 6: Chứng từ giao hàng, đóng gói và mã hiệu
Điều khoản 7: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Điều khoản 8: Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Điều khoản 9: Kiểm tra hàng hoá
Điều khoản 10: Bảo hành
Điều khoản 11: Biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng kinh tế (Bảo lãnh thực hiện hợp đồng)
Điều khoản 12: Chấm dứt hợp đồng
Điều khoản 13 : Điều khiện bất khả kháng
Điều khoản 14: Sửa đổi hợp đồng
Điều khoản 15: Trọng tài
Nên áp dụng: Giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài Quốc Tế bên cạnh phòng Thương mại Công nghiệp Việt nam.
Điều khoản 16: Luật điều chỉnh hợp đồng
Điều khoản 17: Bảo mật
Áp dụng trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng mua bán thiết bị đồng bộ, hoặc trong trường hợp sử dụng tín dụng thương mại người mua cung cấp toàn bộ thông tin của doanh nghiệp mình cho người bán, hoặc các trường hợp khác do hai bên thấy cần thiết.
Điều khoản 18: Ngôn ngữ và hệ thống đo.
Được thống nhất và thoả thuận hai bên.

3.Những điểm cần tránh trong ký kết hợp đồng ngoại thương

– Không tự mình soạn thảo hợp đồng

Bạn nên tự soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hợp đồng, như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán và đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo.

– Điều khoản thanh toán không rõ ràng

Các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì tránh những quy định tối nghĩa về số tiền được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.

– Thiếu các điều khoản chung

Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:
Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hóa hay dịch vụ không?
Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?

– Suy diễn nội dung

Đừng suy diễn khi soạn thảo hợp đồng. Như vậy có ý nghĩa là bạn phải quy định rõ ràng tất cả các nghĩa vụ và các tình huống giả định trong hợp đồng. Ví dụ: Nếu bạn mua của đối tác một thiết bị nào đó thì đừng nghĩ rằng họ sẽ phải giao kèm theo những phần mềm hay phụ tùng liên quan. Hãy quy định rõ ràng. Đối tác không cần biết bạn sẽ thiệt hại như thế nào nếu như họ giao hàng chậm. Quy định thời hạn rõ ràng là điều khoản không thể thiếu trong hợp đồng. Nếu các bên đồng ý vận chuyển và giao hàng tại một điểm nhất định, nến có quy định rõ ràng về địa điểm giao hàng và chi phí vận chuyển do bên nào chịu.
Trong giai đoạn đàm phán, nếu chưa hiểu rõ điều khoản nào của hợp đồng hãy hỏi lại cho kỹ và ngược lại, nếu đối tác chưa hiểu điều nào, bạn hãy giải thích cho rõ. Đừng cho rằng đối tác hiểu tất cả những gì bạn nói. Sau đó hãy quy định rõ trong hợp đồng.

– Bỏ sót một số điều khoản

Trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí cho luật sư của bên thắng kiện.
Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.
Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.

– Không đàm phán mọi thứ

Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận.

Về WorldCourier- công ty vận tải hàng không chuyên nghiệp, uy tín

worldcourier

 WorldCourier chuyên cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế và nội địa nhanh chóng, uy tín, chất lượng cao. Sứ mệnh của chúng tôi là đem đến sự hài lòng cho quý khách.

Chúng tôi tự tin cung cấp các dịch vụ chuyển phát nhanh đa dạng mặt hàng với thời gian vận chuyển nhanh chóng, uy tín và giá rẻ nhất hiện nay.

Hệ thống đối tác rộng lớn: 

  • Các hãng Forwarder: Indochinapost, ViettelCargo.com, UPSVietnam, DHLVietnam, FedExVietnam,..
  • Các hãng hàng không: American Airlines, United Airlines, Cathay Pacific,….

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý khách còn bất kỳ thắc mắc nào, đội ngũ nhân viên tư vấn của WorldCourier sẽ hỗ trợ và tư vấn quý khách hết mình!!!

>>Xem thêm

Các hãng hàng không đang khai thác tại kho SCSC

Vai trò của công tác vận tải hàng không đối với việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19

Rate this post
huyenmy

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago