House Bill of Lading là vận đơn của forwarder phát hành cho shipper khi khách hàng shipper không yêu cầu lấy vận đơn của hãng tàu. Trên house bill thể hiện Consignee là người thực tế nhận hàng (thường là Consignee đích danh), Shipper là người gởi hàng thực tế (chủ hàng). Mình có lướt lòng vòng trên mạng, thấy nhiều giải thích house bill (HBL) là gì và cũng thấy nhiều tranh cãi về house bill, như vậy hiểu house bill như thế nào cho đúng, tất nhiên ai cũng biết house bill là vận đơn do forwarder cấp cho người gởi hàng (shipper). Nhưng tại sao phải sử dụng HBL trong vận chuyển hàng hoá?
Ở trên mình đã định nghĩa House Bill là gì rồi. Tức là một vận đơn (có thể là vận đơn gốc hoặc vận đơn telex) của người làm dịch vụ vận chuyển (Forwarder – không có tàu) cấp cho người gởi hàng (shipper).
Mình thì không giải thích theo những từ ngữ hàn lâm gây khó hiểu, vì khi đã chưa hiểu rõ ràng thì bạn sẽ nhầm lẫn rất nhiều và khó phân biệt cảm thấy mù mờ các từ ngữ : Master bill, bill gốc, surrendered bill…
Khi người ta nói đến House Bill có nghĩa là bill đó là bill do forwarder cấp cho shipper. Do đó trong House Bill hoàn toàn có bill gốc (original bill), Surrendered bill và sea waybill.
Sau đây là 1 mẫu bill gốc (Original) của forwarder cấp cho shipper => Được gọi là House Bill
Các bạn xem sơ đồ house bill mình vẽ nhé. Mình nghĩ có hình ảnh và sơ đồ sẽ hiểu hơn
Trong house bill vẫn có bill gốc và surrender bill. Nhưng bill gốc này được in do forwarder, trên bill gốc chỉ có logo công ty forwarder hoàn toàn không có logo hãng tàu. Như vậy forwarder vẫn có quyền phát hành bill gốc nhé. Tương tự như làm master bill, forwarder vẫn làm được surrender bill thông qua telex release. Và surrender bill này do forwarder “in” ra.
Thường việc sử dụng house bill là yêu cầu của shipper vì một số lý do như sau:
– Shipper tin tưởng người làm dịch vụ vận chuyển và họ muốn giấu tên của mình cũng như tên khách hàng (consignee) trên vận đơn và một số thủ tục khác.
– Khi vận chuyển mà consignee yêu cầu shipper ghi một số thông tin trên bill để đúng bộ chứng từ mà hãng tàu không thể chấp nhận điều đó. Ví dụ: Consignee nhập hàng ở Bình Dương bắt buộc shipper phải ghi giao hàng ở Bình Dương, nhưng thực tế Bình Dương không có cảng, lúc này người vận chuyển (forwarder) sẽ thuê tàu vận chuyển đến Cát Lái sau đó chở hàng về Bình Dương bằng trucking. Trên House Bill ghi Port of Discharge: Cát Lái; và Place of Delivery : Bình Dương. Trên HBL sẽ thể hiện CY – Door: Bình Dương, MBL chỉ thể hiện CY – CY: Cát Lái. Như vậy chứng từ hợp lệ.
– Trong trường hợp tàu bị delay nhưng L/C bắt buộc ghi đúng ngày vận chuyển. Hãng tàu không chấp nhận ký lùi bill hoặc ký lùi tối đa chỉ được 1 ngày trong khi phải lùi đến 3 ngày và hãng tàu bắt buộc ký LOI. Thì làm House Bill bạn hoàn toàn lùi được ngày. Và có thể thêm một số thông tin khác như: hãng tàu không chấp nhận Clean On Board chỉ chấp nhận Laden on board date. Thì dùng house bill bạn hoàn toàn thể hiện Clean On Board để L/C được chấp nhận.
Vì trong house bill, bill gốc là do forwarder phát hành nên việc chỉnh sửa bill gốc rất dễ dàng, nhanh chóng. Có thể sửa theo bất cứ yêu cầu nào của shiper.
– Vì bill gốc là do forwarder “in” ra và cấp cho shiper, Nếu có rủi ro xảy ra shiper đem bill gốc này lên hãng tàu thì hoàn toàn không có tính pháp lý để shiper “kiện” hãng tàu. Mình cho rằng các bạn nên dùng Master bill là an toàn nhất.
– Sử dụng House bill tốn phí Handling (phí làm hàng) tại cảng đến.
Lấy House bill thì bill gốc (original) và surrender bill do forwarder phát hành in hình logo công ty forwarder. Forwarder có bill gốc của riêng mình.
Việc sử dụng house bill nên có sự đồng ý của Consignee và Shipper cũng như công ty forwarder. Khi làm House Bill các bên cần phải tin tưởng lẫn nhau. Sử dụng House bill bạn rất dễ dàng chỉnh sửa bill trong khi master bill (MBL) rất khó sửa bill.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…