HS Code là gì? Tại sao phải xác định HS code khi khai báo hải quan?

Bạn muốn tìm hiểu ý nghĩa HS Code? Bạn chưa nắm rõ thông tin về HS Code để khai báo hải quan? Tại sao pahir xác định mã HS Code?

Mã HS là mã số của hàng hóa xuất nhập khẩu theo hệ thống phân loại hàng hóa có tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa”. Cụm từ này theo tiếng Anh gọi tắt là HS Code (Harmonized Commodity Description and Coding Systerm).
Nói đơn giản hơn, HS Code là mã phân loại hàng theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ mã này, bạn có thể xác định thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và các chính sách khác liên quan hàng hóa (chính sách mặt hàng, quản lý rủi ro…). Nghĩa là, khi xác định được mã, bạn sẽ tính được mức thuế phải nộp đối với lô hàng của hàng của mình, cùng với những thủ tục liên quan.
Nếu đã từng làm thủ tục hải quan, thì ai cũng biết nếu áp nhầm mã này thì sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy như: truyền sửa tờ khai, nộp bổ sung hoặc xin hoàn thuế, chạy đi chạy lại để làm thủ tục sửa, thông quan chậm trễ…

Cấu tạo của biểu thuế:

Gồm: Phần, chương, nhóm, phân nhóm.
Vd: Mã 0702,00,00: cà chua tươi hoặc ướp lạnh. Thuộc:

  • Phần II: Các sản phẩm thực vật
  • Chương 07
  • Nhóm 02
  • Phân nhóm: 00
    Sự chi tiết của hàng hóa tương ứng với số gạch đầu tên.
    Tính chất phức tạp của hàng hóa sẽ tăng dần theo chiều xuôi của biểu thuế.
    Sau mỗi phần và và băt đầu mỗi chương sẽ có chú giải.
    Gồm nhiều cột thuế suất, mỗi cột tương ứng với suất thuế suất khác nhau theo loại thuế suất.

1. Thuế suất thông thường:

Dành cho việc nhập khẩu từ các nước không có thỏa thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam – MFN.

2. Mức thuế suất ưu đãi:

Dành cho nhập khẩu từ nước có MFN với Việt Nam. Hiện nay có gần 180 nước có MFN với Việt Nam nên đa số hàng nhập về đều được hưởng mức thuế suất này (tra cứu danh sách các nước có MFN ở công văn: 1530/TCHQ-TXNK ngày 23.03.2018)

3. Mức thuế suất ưu đãi đặc biệt:

Dành cho việc nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký hiệp định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau. Ví dụ như:

+ ATIGA: Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (C/O From D).

+ VCFTA: VIỆT NAM – CHILE (C/O From VC).

+ ACFTA: ASEAN – CHINA (C/O From E).

+ AKFTA: ASEAN – KOREA (AK).

+ AJCEP: ASEAN – JAPAN (AJ).

+ VJEPA: VIỆT NAM – JAPAN (VJ).

+ AANZFTA: ASEAN – ÚC – NEW ZEALAND ( AANZ).

+ AIFTA: ASEAN – INDIAN (AI).

Ngoài HS Code, khi khai báo hải quan chúng ta cần phải tìm hiểu và nắm rõ một số lưu ý khác để không kéo theo các hệ lụy sau này.

Xem thêm:

Dịch vụ chuyển phát nhanh uy tín nhất, nhanh nhất, tiết kiệm nhấtChuyên thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng mỹ phẩm

Phát triển logistics cho Hải Phòng

Dịch vụ hải quan giá rẻ và những điều cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ này

Rate this post
Thy Thơ

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

11 tháng ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

11 tháng ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

11 tháng ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

11 tháng ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

11 tháng ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

1 năm ago