Hun trùng hàng xuất khẩu – những điều cần chú ý

Hun trùng hàng xuất khẩu – những điều cần chú ý

1.Hun trùng hàng xuất khẩu là gì?

Hun trùng hàng xuất khẩu là biện pháp thường được sử dụng để loại bỏ côn trùng, vi sinh vật có trong hàng hóa, container vận chuyển. Phương pháp này có tác dụng làm sạch các khoang tàu, hàng có sử dụng bao bì, các sản phẩm bằng gỗ, gốm sứ, thủy tinh,… để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển.

Sử dụng thuốc hun trùng sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bện từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, đặc biệt là trong thời kỳ dịch Covid –  19.

Một số quốc gia có quy định nghiêm ngặt với việc hun trùng hàng hóa: Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Ấn Độ. Khi nhập khẩu vào các quốc gia này mà không xử lý tốt vấn đề này thì hàng hóa có thể bị phạt, trả lại hàng hay tiêu hủy tại chỗ.

2.Các mặt hàng cần hun trùng khi xuất khẩu:

Các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ như: cafe, hạt điều, hạt tiêu, gạo,…

Các mặt hàng có nguồn gốc từ gỗ, mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, mặt hàng gỗ chưa qua xử lý bề mặt,…

Bao bì đóng gói có nguồn gốc từ gỗ như pallet gỗ, ván gỗ dùng để đóng gói hàng gốm sứ, máy móc, phụ tùng,…

Một số mặt hàng khác mà nước nhập khẩu yêu cầu khử trùng.

3.Tại sao cần hun trùng hàng xuất khẩu.

Các quốc gia có yêu cầu nghiêm ngặt về hàng hóa phun trùng sẽ kiểm tra các chứng chỉ hun trùng của nhà xuất khẩu. Nếu có phát hiện bất thường hay giấy chứng nhận không đủ điều kiện thì hàng hóa sẽ không thể thông quan.

Các mặt hàng xếp trong container đóng kín, ở nhiệt độ cao và môi trường ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi nảy nở thì cần phải hun trùng để có thế bảo quản tốt sản phẩm. Ngoài ra các mặt hàng có nguồn gốc hữu cơ nếu không xử lý bằng hóa chất sẽ gây mối mọt, nấm mốc gây ảnh hưởng đến chất lượng bài hóa.

Hun trùng sẽ giảm tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.

4.Một số lưu ý khi hun trùng hàng xuất khẩu

Việc hun trùng sẽ được đơn vị bên ngoài thực hiện. Do đó doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau để tránh việc hàng hóa xuất khẩu bị trả lại hay bị phạt.

Kiểm tra đối chiếu quy đinh trong nước và của nước xuất khẩu xem hàng hóa của doanh nghiệp có thuộc danh mục cần hun trùng hay không

Năm 2010, một doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ đi châu Âu đã không hun trùng pallet gỗ xử dụng để đóng hàng. Khi hàng đến cảng thì bị cơ quan hải quan yêu cầu đóng phạt tới 20.000, và phải trả về Việt Nam hoặc tiêu hủy tại chỗ. Đây là bài học lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sau này.

Quên hun trùng

Năm 2014, một công ty đã kịp thời phát hiện việc container của mình chưa được hun trùng. Vào thời điểm đó, container đang ở cảng Singapore, doanh nghiệp đã phải chi trả $600 để hãng tàu Singapore xử lý việc này. Nếu sự việc không được phát hiện kịp thời, doanh nghiệp có thế đã chịu thiệt hại lớn hơn.

Hun trùng kém chất lượng

Việc hun trúng sẽ được thuê ngoài, doanh nghiệp cần kiểm tra chất lượng dịch vụ của công ty làm dịch vụ, đối chiếu thuốc được sử dụng hun trùng đã đáp ứng đúng yêu cầu của nước nhập khẩu.

Chứng thư hun trùng không được chấp nhận

Có trường hợp hải quan không chấp nhận chứng thư hun trùng của một số nhà cung cấp dịch vụ do có lịch sử không tốt về chất lượng. Để tránh trường hợp này, các nhà xuất khẩu có thể tham khảo ý kiến của các đơn vị vận tải, các nhà môi giới vận tải vì họ có đại lý ở các nước nhập khẩu để kiểm tra và xác thực thông tin.

haiquanvietnam.net cung cấp dịch vụ hun trùng, xin chứng nhận hun trùng uy tín, nhanh chóng. Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn miễn phí

Đọc thêm Hàng hóa phi mậu dịch là gì? Có được mua bán không?

Tham khảo thêm:Dịch vụ hải quan tại sân bay Tân Sơn Nhất

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago