Hải Quan Việt Nam

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm

Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế.

Đặc điểm của Incoterms:

  • Incotermstập quán thương mại, không có tính chất bắt buộc.
  • Các phiên bản ra đời sau không phủ nhận tính hiệu lực của các phiên bản trước.
  • Incoterms chỉ giải thích những vấn đề chung nhất có liên quan đến việc giao hàng, như việc bên nào có nghĩa vụ thuê phương tiện vận tải hoặc mua bảo hiểm, khi nào người bán giao hàng cho người mua và phân chia chi phí cho các bên ra sao.
  • Hai bên mua bán có thể tăng giảm trách nhiệm, nghĩa vụ cho nhau tùy thuộc vào vị thế mạnh (yếu) trong giao dịch nhưng không được làm thay đổi bản chất điều kiện cơ sở giao hàng.
  • Incoterms chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa từ người mua đến người bán chứ không xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, cũng như hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.
  • Tùy thuộc vào việc hàng hóa được chuyên chở bằng phương tiện nào (đường không, đường biển, đường bộ, v.v), loại hình nào (hàng rời, container, sà lan, v.v) thì có những nhóm điều kiện tương ứng.

 

Hãy cùng tìm hiểu về incoterm 2020

Incoterms 2020 là gì?

Hiện tại đã có 9 lần thay đổi Incoterms qua các năm: 1936, 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000, 2010, 2020. Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất, giữ nguyên 11 điều kiện như Incoterms 2010 nhưng thay đổi DAT thành DPU.

Các điều khoản chủ yếu của Incoterms 2020:

Nhóm điều khoản áp dụng cho mọi phương tiện vận tải:

  1. EXW (Ex Works) – Giao tại xưởng
  2. FCA (Free Carrier) – Giao cho người chuyên chở
  3. CPT (Cost Paid to) – Cước phí trả tới
  4. CIP (Carrier and Insurance Paid to)) – Cước phí và phí bảo hiểm trả tới
  5. DPU (Delivered At Place Unloaded) – Giao tại nơi dỡ hàng
  6. DAP (Delivered At Place) – Giao tại nơi đến
  7. DDP Delivered Duty Paid) ) – Giao hàng đã nộp thuế

Nhóm điều khoản áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa:

  1. FAS (Free Alongside Ship) – Giao dọc mạn tàu
  2. FOB (Free On Board) – Giao lên tàu
  3. CFR (Cost and Freight) – Tiền hàng và cước phíhttps://haiquanvietnam.net/
  4. CIF (Cost, Insurance and Freight) – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí

Điểm mới trong Incoterms 2020 so với Incoterms 2010:

– DAT (Delivered at Terminal) sẽ đổi tên thành DPU (Delivered at Place Unloaded): Về cơ bản thì hai điều này giống nhau, nhưng ICC muốn nhấn mạnh và nói rõ ra vấn đề người bán hàng phải giao hàng đến một điểm đã định trước (ga tàu, bến cảng, ICD, một điểm bất kỳ …), nghĩa là phải chịu trách nhiệm hạ hàng từ phương tiện vận tải xuống dưới “mặt đất” của điểm đích đã định. Điều này mở rộng hơn DAT (chỉ giao hàng đến một bến cảng, ga tàu nào đó), điểm giao hàng có thể là bất kỳ nơi nào theo thỏa thuận của người bán và người mua.

Đối với việc giao hàng theo điều kiện DPU, thì người bán phải chịu mọi chi phí, rủi ro, trách nhiệm,cho tới khi hàng đã được dỡ xuống khỏi phương tiện vận tải tại điểm đã thống nhất từ trước.

Đối với vấn đề mua bảo hiểm thì sẽ được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua.

Ví dụ: Giao hàng theo DPU Cát Lái (hàng nguyên container – FCL), thì người bán hàng cần chịu: Phí vận chuyển từ kho người bán đến cảng Cát Lái (cước vận chuyển nội địa, local charge đầu xuất và nhập, cước vận chuyển quốc tế). Riêng bảo hiểm sẽ được thỏa thuận giữa đôi bên.

– FCA (Free Carrier): Người bán miễn trách nhiệm khi giao hàng cho nhà vận chuyển( carrier được chỉ định bởi bên mua), điều khoản này có một điểm mới đó là người vận chuyển được phép cấp vận đơn sau khi đã nhận hàng từ người bán hàng. Lưu ý: giao hàng cho nhà vận chuyển, nghĩa là phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên trên phương tiện vận chuyển.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam nhé!

HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI HẢI QUAN VIỆT NAM ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT VỚI MỨC CƯỚC PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT!

Rate this post
tts_tien

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago

Tìm hiểu chi tiết về cách khai báo Manifest năm 2022

1. Tìm hiểu chi tiết về cách khai báo Manifest năm 2022 Manifest là một…

2 năm ago