Tổng hợp Những Kinh Nghiệm Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài mà bạn Cần Biết khi gửi hàng hóa đi nước ngoài.
Để không bị giữ lại khi thông quan, bạn cần tìm hiểu một số loại hàng cấm theo quy định của pháp luật:
Chú ý một số các loại mặt hàng dễ vỡ
Mặt hàng khung kính, chai lọ thuỷ tinh, gốm sứ là các loại hàng hoá dễ vỡ trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Bởi vậy, bạn nên đóng kiện gỗ cẩn thận, khung sắt chữ V, bao bì, chèn lót các miếng xốp chuyên dụng. Để yên tâm hơn, bạn có thể mua phí bảo hiểm hàng hoá để tránh rủi ro, sứt, vỡ trong quá trình Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài.
Tùy theo từng nước sở tại sẽ có các quy định khác nhau khối lượng và kích thước hàng hóa được gửi. Tùy từng phương tiện vận chuyển cũng có các quy định khác nhau. Sau đây là một số kích thước quy định ở một số nước để các bạn tham khảo.
Khi gửi hàng đi nước ngoài, địa chỉ cũng là 1 trong 8 điều cần biết khi Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài Bạn cần ghi thật đầy đủ và chính xác địa chỉ của cả người gửi và người nhận.
Nếu bạn ghi sai địa chỉ dẫn đến việc thất lạc hoặc mất hàng hóa bên công ty vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm vì đây là lỗi của bạn. Chính vì vậy bạn cần ghi thật chính xác địa chỉ để cung cấp cho bên dịch vụ Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài.
Thông thường chuyển hàng sang các nước châu Á sẽ có thời gian vận chuyển là 1 – 3 ngày. Đối với các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Phi sẽ có khoảng thời gian là 3 – 5 ngày. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không sẽ nhanh hơn vận chuyển bằng đường biển hoặc đường bộ.
Việc tìm được đơn vị vận chuyển uy tín là 1 trong những điều quan trọng nhất. Đơn vị vận chuyển quyết định đến việc Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài có nhanh không. Ngoài ra đơn vị vận chuyển uy tín sẽ giảm bớt rủi ro mất, thất lạc hay hỏng hóc hàng hóa, nếu có xảy ra sẽ được đền bù. Không những thế giá cước của các đơn vị uy tín sẽ hợp lý hơn các đơn vị khác rất nhiều.
Mỗi công ty sẽ có nhiều gói chuyển hàng khác nhau cho 1 nước. Hãy xác định loại hàng hóa của bạn có dễ vỡ hay không, giá trị cao không và có cần gửi gấp không. Từ đó sẽ lựa chọn gói chuyển hàng cho phù hợp.
Hàng hóa nhẹ là các mặt hàng như giấy tờ, thư từ, công văn, quà lưu niệm không quá cồng kềnh và có số lượng ít. Cách tính chi phí Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài sẽ được tính theo công thức sau:
Tổng chi phí vận chuyển quốc tế =Trọng lượng thực của hàng hóa x Cước vận chuyển
Để dễ dàng hơn trong việc tính được khoảng giá mình phải trả khi vận chuyển, bạn có thể tính theo công thức:
Tổng chi phí vận chuyển quốc tế = Trọng lượng quy đổi x cước vận chuyển
Công thức tính trọng lượng được quy đổi từ kích thước của bưu điện, được tính như sau:
Theo đó, trọng lượng quy đổi (kg) = (Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao)/5000
Chiều rộng, chiều dài, chiều cao được tính theo đơn vị cm. Công thức này được tính cho cả vận chuyển bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Cước vận chuyển phụ thuộc vào từng quốc gia, chính vì thế bạn cần tìm hiểu giá cước vận chuyển của quốc gia mà bạn vận chuyển hàng đến để có thể tính được chính xác tổng giá cước bạn phải trả.
Chẳng hạn, công ty của bạn cần vận chuyển hàng hoá quốc tế với kích thước chiều dài 70, chiều rộng 50, chiều cao 60, với tổng trọng lượng là 12 kg. Cước vận chuyển là 1$/kg thì có thể tính như sau:
Trọng lượng hàng hoá = (70 x 50 x 60)/5000 = 42kg. So với trọng lượng thực, trọng lượng quy đổi cao hơn, nên ta sẽ lấy trọng lượng quy đổi.
Tổng giá cước bạn cần phải trả sẽ là 42 x 1$ = 42$
Hàng hoá siêu trường, siêu trọng, hàng nguyên container là các loại hàng hoá có khối lượng cực lớn lên đến cả tấn. Chi phí vận chuyển của loại hàng này bao gồm cả chi phí bến cảng, container đặc thù…
Theo đó, bạn có thể tính chi phí vận chuyển loại hàng này theo 3 cách:
Khi bạn tiến hành thoả thuận với bên đơn vị vận chuyển, hãy hỏi kỹ về chi phí mình cần phải trả cho đơn hàng của mình khi ship hàng đi nước ngoài. Việc thoả thuận trước sẽ giúp bạn hạn chế được việc phải trả thêm chi phí phát sinh khi Vận Chuyển Hàng Đi Nước Ngoài. Thêm vào đó, bạn cần hỏi kỹ chính sách đền bù khi gặp rủi ro hoặc chăm sóc khách hàng trước, trong và sau khi vận chuyển. Rất nhiều khách hàng khi làm việc với các công ty đều ngại hỏi về điều này, nhưng nếu bạn không hỏi thì có thể bạn sẽ không được hưởng quyền lợi mà mình đáng ra phải được nhận.
Có thể nhiều khách hàng hay công ty vận chuyển sẽ bỏ qua bước này. Ký hợp đồng là việc làm cần thiết, nếu hàng vận chuyển xảy ra vấn đề,căn cứ vào hợp đồng để đưa ra cách giải quyết. Trong hợp đồng ghi rõ loại hàng vận chuyển, thời gian vận chuyển, giá cước vận chuyển. Đồng thời ghi rõ cam kết của bên vận chuyển nếu hàng chậm trễ, hỏng hóc, thất lạc.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…