Làm thế nào để xin Giấy phép nhập khẩu hàng hóa?

Nhập khẩu là một trong những hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, qua đó những chủ thể có quyền nhập khẩu thực viện việc đưa hàng hóa từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy những chủ thể có quyền nhập khẩu khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa có cần xin giấy phép nhậu khẩu hay không?

Làm thế nào để xin Giấy phép nhập khẩu hàng hóa?

1. Những đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu

– Thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân được thực hiện nhập khẩu theo ủy quyền của thương nhân.

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật.

2. Những hàng hóa nhập khẩu phải thực hiện xin cấp giấy phép nhập khẩu

STT

Hàng hóa nhập khẩu cần giấy phép

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương

1

Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.

2

Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.

3

Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

4

Tiền chất công nghiệp.

5

Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải

6

Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

7

Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

8

Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).

9

Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

10

Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).

11

Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam (Có thể thay thề bằng Giấy phép khảo nghiệm).

12

Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón

13

Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.

14

Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.

15

Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin & Truyền thông

16

Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.

17

Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

18

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế

19

Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

20

Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

21

Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.

23

Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

24

Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

25

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.

26

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ.

27

Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân.

28

Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu.

29

Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu).

Hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước

30

Vàng nguyên liệu.

Đối với những loại hàng hóa nên trên, thương nhân khi nhập khẩu hàng hóa phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan.

Các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền nêu trên ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.

Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp phải nhập khẩu theo giấy phép hoặc theo điều kiện hoặc phải kiểm tra thì chỉ thực hiện thủ tục với cơ quan hải quan.

Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định 69/2018/NĐ-CP này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

Thành phần hồ sơ:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân;

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Các tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Nơi nộp hồ sơ: Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thời gian giải quyết: Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.

Lưu ý: Bộ, cơ quan ngang bộ dựa vào những quy định trên để ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

Ví dụ: Doanh nghiệp muốn nhập khẩu trang thiết bị y tế thì phải cần có giấy phép nhập khẩu. Trình tự, thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang thiết bị y tế được quy định chi tiết tại Điều 42 Nghị định 36/2016/NĐ-CP.

4. Một số văn bản quy định chi tiết trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu

STT

Văn bản

Hàng hóa nhập khẩu

1

Nghị định 36/2016/NĐ-CP

Nhập khẩu trang thiết bị y tế

2

Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Nhập khẩu phân bón

3

Nghị định 47/2011/NĐ-CP

Nhập khẩu tem bưu chính

4

Thông tư 16/2012/TT-NHNN

Nhập khẩu vàng nguyên liệu

5

Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT

Nhập khẩu giống cây trồng; Thuốc bảo vệ thực vật; Thức ăn chăn nuôi

Căn cứ pháp lý:

– Luật Thương mại 2005.

– Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

4.9/5 - (1500 bình chọn)
admin

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago