Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO-Certificate of Origin) là một loại chứng từ trong hoạt động xuất nhập khẩu.
CO thể hiện và chứng minh xuất xứ hàng hóa. Ngoài việc chứng minh được hàng hóa được sản xuất ở đâu, CO còn giúp nhà nhập khẩu giảm thiểu thuế nhập khẩu. Do đó, trong quá trình đàm phán hợp đồng thương mại (Sales contract), các bên thường yêu cầu CO như một chứng từ bắt buộc.
Dù tự làm hay thuê dịch vụ làm CO, chủ hàng cũng cần nắm được chi tiết hồ sơ cần những gì để có thể chủ động trong quá trình làm việc.
Đối với doanh nghiệp lần đầu xin CO cho hàng hóa xuất khẩu, việc đầu tiên phải làm là đăng kí hồ sơ thương nhân trên hệ thống Ecosys/Comis. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các chứng sau:
– Giấy phép kinh doanh: 1 bản sao y bản chính
– Mẫu chữ ký và con dấu: 1 bản gốc
– Phiếu hồ sơ thương nhân: 1 bản gốc
Sau khi đã có hồ sơ thương nhân, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị và nộp hồ sơ xin CO.
– Đơn đề nghị cấp C/O: 1 bản
– Ecosys/Comis: 1 bản
– Tờ khai xuất: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Mã vạch: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Invoice: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Packing List: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Bill Of Lading: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Bảng kê Nguyên phụ liệu: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn))
– Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Quy trình sản xuất: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
– Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: 1 bản (Kí và đóng dấu mộc tròn)
Trình tự và thủ tục xin cấp CO
Bước 1: Truy cập hệ thống của bộ Công thương hoặc VCCI, tiến hành khai báo trực tuyến
Bước 2: Lấy số thứ tự, chờ được gọi tại quầy thích hợp
Bước 3: Nộp hồ sơ tại quầy được gọi. Tại đây, cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và chuyển cho chuyên viên tiến hành xử lý
Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
Bước 5: Ký duyệt CO
Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho thương nhân.
Thời gian làm việc là 1-2 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ bộ hồ sơ
– CO Mẫu A: ưu đãi thuế suất cho hàng xuất khẩu Việt Nam cam kết WTO
– CO Mẫu B: dùng cho hàng hóa xuất khẩu nói chung
– CO Mẫu D: dùng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đi các nước trong khối ASEAN
– CO Mẫu E: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
– CO Mẫu AK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Hàn Quốc
– CO Mẫu VK: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc
– CO Mẫu AJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam (ASEAN) sang Nhật Bản
– CO Mẫu VJ: áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
– Địa điểm xin cấp CO: VCCI đối với CO form A, B và Phòng quản lý XNK Bộ Công Thương đối với các mẫu CO còn lại
– Đối với doanh nghiệp lần đầu xin cấp CO, phải nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm cả Hồ sơ thương nhân
– Trong một số trường hợp, khi được cán bộ quản lý yêu cầu, chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các chứng từ cần thiết có chữ ký, đóng dấu bản chụp
Hải Quan Việt Nam được biết đến là nhà cung cấp dịch vụ giao nhận, hậu cần vận tải. Bên cạnh hoạt động vận tải quốc tế, chúng tôi nhận xử lý các thủ tục hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác cũng như các dịch vụ logistics khác
Bất cứ lúc nào, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác và nhanh chóng nhất
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…