Việc lựa chọn có nên hay không xuất nhập khẩu qua trung gian phải căn cứ theo điều kiện của doanh nghiệp, quy định của quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu, tiêu chuẩn của bên còn lại,…
Thực ra thì, bất cứ ai làm việc trong ngành xuất nhập khẩu đều muốn việc xuất nhập khẩu trực tiếp, giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán để đạt được tối đa lợi nhuận. Nhưng không phải trường hợp nào việc xuất nhập khẩu cũng thuận lợi nếu chỉ có hai bên thực hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau.
1. Khái niệm về xuất nhập khẩu qua trung gian
Hình thức xuất nhập khẩu qua trung gian được định nghĩa là hình thức giao dịch mua bán quốc tế được thực hiện thông qua bên thứ ba, người này đóng vai trò liên hệ, trao đổi với các bên và sẽ được trả công bằng một khoản tiền nhất định nào đó.
Người mua và người bán thực hiện mọi giao dịch dưới sự liên kết của một cá nhân, tổ chức hay một doanh nghiệp có mối quan hệ hoặc chuyên thực hiện các công việc giao dịch đa quốc gia này.
Việc thực hiện này sẽ được cân nhắc trong điều các bên mua bán gặp khó khăn trong việc xuất nhập khẩu hàng hoá trực tiếp và cần một bên thứ ba để giao dịch một cách dễ dàng hơn.
Hình thức giao dịch này cần tuân thủ theo đúng hợp đồng và quy định của các quốc gia có liên quan.
2. Các đối tượng là xuất nhập khẩu qua trung gian
Nhiều người lầm tưởng rằng đối tượng đóng vai trò làm xuất nhập khẩu trung gian là broker (mô giới), nhưng hiện có rất nhiều đối tượng khác nhau vẫn được coi là hình thức giao dich thông qua trung gian.
Tuỳ vài các trường hợp khác nhau, đơn vị đóng vai trò xuất nhập khẩu trung gian là những đối tượng khác nhau.
Về bản chất có 3 loại đối tượng chính bao gồm:
1. Nhà trung gian trong nước
Đây là hình thức mà bên nhập hoặc bên xuất khẩu hàng hoá lựa chọn một đơn vị làm xuất nhập khẩu trung gian thuộc quốc gia mình.
Loại hình này thường áp dụng ở thị trường quốc tế nhỏ, với những công ty không có kinh nghiệm ở thị trường nước ngoài, những công ty không muốn ngay lập tức bị liên quan đến sự phức tạp của thị trường quốc tế và những công ty muốn bán hàng ra nước ngoài với chi phí tối thiểu và giao phó sự quản lý kênh phân phối cho trung gian.
Bao gồm các đối tượng sau:
Công ty quản lý xuất khẩu:( export management company- EMC)
Công ty thương mại (Trading Company- TC)
Công ty bán hàng bổ sung: (complementary marketers)
Đại lý xuất khẩu của nhà sản xuất( Manufacturer’s export agent- MEA)
Nhà môi giới trong nước: (Home country broker)
Văn phòng thu mua:( buying office)
Thương nhân xuất khẩu( export merchants)
2. Nhà trung gian nước ngoài
Một doanh nghiệp muốn phân phối hiệu quả hơn trong thị trường lớn thì thường họ sẽ lựa chọn nhà trung gian nước ngoài để hoạt động hiệu quả hơn.
Việc lựa chọn này giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với thị trường nước ngoài mà giảm đi các rào cản về ngôn ngữ, sự phân phối trực tiếp, các mối giao tiếp và vấn đề tài chính. Ở đây có thể bao gồm đại lý, liên kết với công ty mẹ để đa dạng các mức độ phân phối, hoặc là làm việc tạm thời.
Bao gồm các đối tượng sau:
Đại diện của nhà sản xuất ở nước ngoài (manufacturer’s representatives)
Nhà phân phối nước ngoài (foreign distributors)
Nhà môi giới nước ngoài( foreign -country broker)
Đại lý điều hành và nhà tư sản mại bản (managing agents and compradors)
Nhà buôn (dealers)
Người môi giới nhập khẩu, người bán buôn và người bán lẻ( import jobber, wholesalers and retailers)
3. Đánh giá ưu nhược điểm của hình thức xuất nhập khẩu trung gian
Đối với các chuyên gia, người ta đánh giá về hình thức này thường có lợi thì ít và thiệt thì nhiều hơn. Cùng đưa ra một số ưu và nhược điểm đối với các bên xuất nhập khẩu như sau:
a. Ưu điểm hình thức xuất nhập khẩu qua trung gian
– Cầu nối hữu hiệu cho doanh nghiệp trong nước và thị trường nước ngoài
Khi làm việc với bên thứ ba, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận nguồn cung cấp/ khách hàng đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Loại hình doanh nghiệp này chưa có tiềm năng về tài chính và nhân lực cũng như ít có cơ hội liên hệ với bên đối ứng ở nước ngoài.
Ngoài ra, nếu xuất nhập khẩu trực tiếp doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp nhiều bất lợi hơn vì số lượng hàng hoá ít. học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm
– Rút ngắn khoảng cách của bên xuất/nhập khẩu với thị trường nhập/ xuất khẩu
Các bên khi làm việc với thì trường nước ngoài thường gặp khó khăn về ngôn ngữ, tập quán kinh doanh, chênh lệch tỷ giá, yêu cầu về các quy định, tiêu chuẩn. Các rào cản này nên doanh nghiệp không nắm bắt dữ liệu một cách chính xác thì khó có thể tồn tại trên thị trường đó. Nếu doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, thì làm việc với bên thứ ba sẽ giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
Ví dụ: Việc xuất khẩu gạo sang thị trường châu Phi đang phụ thuộc hoàn toàn vào các đơn vị trung gian
– Nhà trung gian uy tín giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tạo mối quan hệ với khách hàng.
Khi hợp tác với nhà trung gian uy tín, doanh nghiệp sẽ được báo giá với mức phù hợp. Và trong trường hợp khách hàng tin tưởng nhà trung gian này, doanh nghiệp sẽ là đối tượng được khách hàng lựa chọn, hợp tác lâu dài.
b. Nhược điểm của hình thức xuất nhập khẩu trung gian
– Không nhận được mức lợi nhuận tối đa
Chắc chắn một điều rằng, khi làm việc với bên thứ ba bạn phải chi trả cho họ một khoản tiền cho việc thuê họ. Hầu hết các trường hợp, nếu không có hợp đồng trực tiếp giữa bên bán và bên mua thì bên thứ ba sẽ đội giá của hàng hoá lên cao để nhận thêm lợi nhuận và thiệt hại sẽ đến cho cả bên xuất và nhập khẩu.
– Rủi ro về uy tín
Trong trường hợp bên mua biết được thương hiệu của bên bán, nếu bên thứ ba sau khi nhận hàng và chế biến hoặc cải tạo thành một sản phẩm khác, việc chất lượng hàng hoá sẽ ảnh hưởng trực tiếp với bên cung ứng. Đây là một hệ quả rất nghiêm trọng nếu như hàng hoá không đạt tiêu chuẩn và chất lượng cho phép trên thị trường.
Hoặc nếu như việc đội giá quá cao do bên thứ ba, khách hàng không tin dùng và lựa chọn cơ sở khác, gây thiệt hại về lợi nhuận và tổn hại về thương hiệu cho doanh nghiệp cung ứng.
– Rủi ro về thương hiệu
Bên thứ ba có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các bên để quảng cáo cho thương hiệu mình và lấy thành quả của người khác biến nó thành của mình. Trong một diễn biến khác, họ biến khách hàng mà họ từng làm với vai trò là bên thứ ba thành khách hàng chính, và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp trên thị trường đó.
Nếu như điều đó xảy ra, bên xuất hàng thực sự sẽ không thể cạnh tranh được vì lợi thế do bên thứ ba tạo ra cho chính họ là quá lớn.
Kết luận
Tốt hơn doanh nghiệp vẫn nên tự thân vận động, tránh các rủi ro phát sinh. Nếu không thể giải quyết được vấn đề và việc tự thực hiện gây rủi ro cao hơn, biện pháp hữu ích trong trường hợp này là phụ thuộc vào trung gian xuất nhập khẩu.