NHỮNG MẶT HÀNG BỊ CẤM VẬN CHUYỂN VÀO NHẬT BẢN

Bạn đang không biết những mặt hàng bị vận chuyển vào Nhật Bản?

Bạn đang tính xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản?

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết thêm về thị trường Nhật Bản!!

Khi mà số lượng người Việt sinh sống và làm việc tại Nhật đang ngày càng cao thì nhu cầu vận chuyển hàng sang Nhật cũng theo đó mà tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ một điều đó là không phải mặt hàng nào cũng được phép gửi sang Nhật, có những món hàng bị cấm, có những hàng bị hạn chế, xem xét. Bài viết dưới đây sẽ thống kê các loại hàng hóa bị cấm không được mang sang Nhật để giúp bạn có những thông tin cần thiết trước khi gửi hàng

Các mặt hàng bị cấm vận chuyển vào Nhật Bản

Dưới đây là danh sách các mặt hàng bị cấm nhập vào Nhật Bản. Nghĩa là nếu hải quan bên Nhật phát hiện bạn mang những loại hàng dưới đây thì họ sẽ tịch thu và tiêu hủy ngay lập tức.

  • Các loại động thực vật, gia cầm
  • Bạn không được phép mang vào lãnh thổ Nhật các loại gia cầm; các loại động vật, thịt trâu, bò, lợn, cừu… mà không có giấy phép nhập cảnh.
  • Trong đó, gia cầm bao gồm các loại như các loại gà, vịt; chim trĩ, chim cút, đà điều…
  • Thịt và nội tạng động vật ướp lạnh, đã được chế biến thành ruốc; chả, lạp sườn…, thịt còn tươi cũng đều bị tịch thu khi mang vào Nhật.
  • Trứng và các thành phần từ động vật như da, sừng, móng; gân cũng bị cấm mang vào Nhật
  • Hoa quả tươi bao gồm cam, quýt; mận, đào, đu đủ, quả hồng đào, sung, nhãn, lựu ,ổi, lê, vú sữa, xoài, ớt, chuối chín; nho, dưa chuột, dưa hấu; bí ngô… cũng đều bị cấm mang vào Nhật

Các loại mặt hàng khác

Giấy tờ giả; tài liệu vi phạm bản quyền; tài liệu có nội dung đồi trụy như phim ảnh, sách báo; băng đĩa cũng đều bị cấm nhập.

Các loại vũ khí, chất gây nổ, đồ dùng sát thương

Các chất kích thích, gây nghiện, thuốc thần kinh;.. theo quy định của chính phủ Nhật

Chất nổ, chất dễ cháy theo quy định của bộ Bưu chính Viễn thông như gas; xăng, dầu hỏa…

Các loại thuốc độc; các loại thuốc có tác động mạnh trừ trường hợp chứng minh là có giấy tờ của bác sĩ đơn vị có thẩm quyền.

Những sinh vật mang mầm bệnh; bệnh truyền nhiễm trừ khi được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền; và được cách ly với mọi người xung quanh.

Các mặt hàng nhập có điều kiện vận chuyển vào Nhật

Dưới đây là các mặt hàng bị hạn chế nhập vào Nhật; có nghĩa là phải đáp ứng đủ điều kiện, giấy tờ mới được phép nhập.

Các sản phẩm thực vật có thể tham khảo dưới đây

  • Thực phẩm đã chế biến, đồ uống, rượu; giấm thuốc lá và chế phẩm thuốc lá
  • Gỗ là các chế phẩm từ gỗ như giấy, bìa…

Nguyên nhân hạn chế nhập động thực vật vận chuyển vào Nhật

Thứ nhất, đối với thực vật thì hầu hết các sản phẩm hoa quả; rau củ khi mang vào đều có nguy cơ tiềm ẩn của các loại côn trùng mang dịch bệnh. Những côn trùng này khi được mang vào Nhật rất có thể sẽ lây lan sang các loại thực vật khác; gây hậu quả nghiêm trọng tới nền nông nghiệp của Nhật. Chính vì thế cho nên công cuộc kiểm tra; rà soát thực phẩm vào Nhật được tiến hành gắt gao; nhằm hạn chế tối đa việc du nhập những loại côn trùng ngoại lai vào trong nước. Trong một số trường hợp khi đưa 1 loại côn trùng vào lãnh thổ ; Nhật đòi hỏi phải liên hệ với ban quản lý thực vật của Nhật trước để xin ý kiến.

Tương tự như thực vật; việc mang các loại động vật sống; động vật chế biến vào Nhật cũng phải trải qua quá trình sàng lọc cẩn thận để tránh mối nguy hại tiềm ẩn từ bên ngoài. Các loại động vật sống như chó; mèo;… khi muốn mang vào Nhật đều phải có giấy khám sức khỏe đủ điều kiện vệ sinh. Thịt động vật sống hoặc thịt động vật đã qua chế biến cũng tương tự; đòi hỏi phải có giấy kiểm dịch động vật chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Trên đây là các thông tin về các loại sản phẩm hàng hóa bị cấm và hạn chế mang vào Nhật hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn để tránh khỏi những vi phạm đáng tiếc.


Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:

Hotline: 0934 581 618

Email: lienhe@haiquanvietnam.net

Facebook: https://www.facebook.com/groups/508468627251628  

Website: https://haiquanvietnam.net/

Rate this post
Thy Thơ

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago