Dịch vụ Xin C/O CQ

Những quy định cơ bản của CO form EAV năm 2022

1. Những quy định cơ bản của CO form EAV năm 2022

Nếu bạn là một người thường xuyên xuất khẩu hàng hóa qua thị trường Châu Âu thì không thể không biết đến CO form EVA. Vậy CO form EVA là gì? Hãy cùng Hải Quan Việt Nam tìm hiểu CO mẫu EAV qua bài viết này nhé!

Những quy định cơ bản của CO form EAV năm 2022

1.1. CO form EAV là gì?

CO form EAV là tài liệu quan trọng trong bộ chứng từ dành cho các loại hàng hóa được xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước trong khối liên minh kinh tế Á Âu và được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định VN-EAEU FTA.

Theo đó, hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đi các quốc gia như Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Russian sẽ được hưởng thuế quan theo Hiệp định VN-EAEU FTA. Và ngược lại những loại hàng hóa được nhập khẩu từ các quốc gia như Cộng hòa Ác-mê-ni-a, Cộng hòa Bê-la-rút, Cộng hòa Ca-dắc-xtan, Cộng hòa Cư-rơ-gư-xtan và Liên bang Nga cũng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo đúng cam kết của Hiệp định này.

CO form EAV có trong nhiều văn bản pháp luật và dưới đây là một số văn bản quan trọng liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EAV mà bạn nên tham khảo:

  • Thông tư 21/2016/TT-BCT quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu.
  • Thông tư 11/2018/TT-BCT sửa đổi bổ sung thông tư 21/2016/TT-BCT ngày 20 tháng 9 năm 2016 của bộ trưởng bộ Công thương quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu.
  • Nghị định số 150/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại tự do giữa một bên là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và bên kia là Liên minh Kinh tế Á – Âu và các nước thành viên giai đoạn 2018 – 2022.

1.2. Cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những gì khi xin CO form EAV

Cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những gì khi xin CO form EAV

Hầu hết khâu chuẩn bị hồ sơ để xin CO các form đều khá phức tạp bởi bạn cần phải chuẩn bị nhiều loại chứng từ khác nhau và thông tin trong hồ sơ phải chính xác và có tính nhất quán. Để xin CO form EAV bạn cần phải chuẩn bị những chứng từ cụ thể như sau:

  • Đơn đề nghị cấp CO được kê khai thông tin đầy đủ và hợp lệ.
  • CO form EAV đã được khai thông tin hoàn chỉnh cùng với mẫu tờ khai bổ sung CO (nếu có) (dựa vào phụ lục V được ban hành kèm Thông tư số 21/2016/TT-BCT ngày 20/9/2016)
  • Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Nếu hàng hóa xuất khẩu không phải làm tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật thì sẽ không cần phải nộp bản sao tờ khai hải quan.
  • Bản sao của hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
  • Bản sao vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương ứng (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Nếu không có vận tải đơn thì thương nhân sẽ được xem xét không nộp chứng từ này. Nhưng đó chỉ trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu sử dụng hình thức giao hàng không dùng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra nếu bạn chưa đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định của pháp luật trước khi xuất khẩu hàng hóa thì bạn cần phải đăng ký thương nhân. Hồ sơ đăng ký thương nhân sẽ bao gồm:

  • Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn cấp CO và con dấu của thương nhân.
  • Bản sao chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đóng dấu sao y bản chính)
  • Danh sách các cơ sở sản xuất của thương nhân.
  • Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp CO.

1.3. Nội dung chính của CO form EAV

Nội dung chính của CO form EAV

Trong CO form EAV có rất nhiều trường nội dung khác nhau bao gồm các nội dung về nhà xuất khẩu, người nhận hàng, thông tin về hàng hóa… Do đó bạn cần lưu ý kỹ để tránh kê khai CO sai thông tin hoặc khai thông tin không đồng nhất. Dưới đây là nội dung chi tiết của CO form EAV:

  • Ô số 1: Tại ô này, bạn sẽ phải kê khai các thông tin của người xuất khẩu hàng hóa như: Tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia…
  • Ô số 2: Đây là ô thông tin của người nhập khẩu và người nhận hàng. Bạn sẽ phải điền các thông tin như tên giao dịch, địa chỉ, quốc gia….
  • Ô số 3: Đây là ô để khai các thông tin liên quan đến vận tải như ngày khởi hành (ngày hàng hóa lên tàu), phương tiện vận chuyển (tàu, máy bay…), địa điểm dỡ hàng (cảng biển, cảng hàng không).
  • Ô số 4: Tại đây là số tham chiếu riêng, tên quốc gia cấp và tên quốc gia nộp chứng nhận xuất xứ hàng hóa .
  • Ô số 5: Bạn cần ghi các cụm từ ”DUPLICATE OF THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___” nếu cấp bản sao chứng thực của chứng nhận xuất xứ gốc. Trong tường hợp cấp thay thế chứng nhận xuất xứ gốc thì bạn sẽ điền ”ISSUED IN SUBSTITUTION FOR THE CERTIFICATE OF ORIGIN NUMBER___DATE___”. ”ISSUED RETROACTIVELY” dành cho các trường hợp ngoại lệ, khi khi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không được cấp tại thời điểm xuất khẩu hoặc trước đó.
  • Ô số 6: Thông tin về số thứ tự hàng hóa
  • Ô số 7: Số và loại kiện hàng
  • Ô số 8:
    • Đây là ô để bạn kê khai các thông tin mô tả hàng hóa như: mã HS của Bên nhập khẩu, mẫu mã hàng hóa, thương hiệu của hàng hóa (nếu có). Các thông tin này giúp xác định được hàng hóa một các cụ thể hơn.
    • Trong trường hợp hóa đơn phát hành tại nước thứ 3 không thể nộp tại thời điểm giấy chứng nhận hàng hóa được cấp thì số và ngày của hóa đơn phát hành bởi nhà xuất khẩu phải được thể hiện. Thêm vào đó bạn cần thể hiện nội dung hàng hóa xuất khẩu sẽ được cấp hóa đơn khác bởi nước thứ 3 cho mục định nhập khẩu vào bên nhập khẩu.
    • Ghi tên và địa chỉ đầy đủ của người phát hành hóa đơn tại nước thứ 3. Trong trường hợp như vậy, hải quan của bên nhập khẩu có thể sẽ yêu cầu người nhập khẩu cung cấp hóa đơn và chứng từ khác có nội dung xác nhận giao dịch mua bán đối với hàng hóa khai báo nhập khẩu.
  • Ô số 9: Tại đây bạn ghi các tiêu chí xuất xứ cho hàng hóa như sau:
    • Hàng hóa xuất xứ thuần túy tại một bên theo quy định tại Điều 4.4 hiệp định WO
    • Hàng hóa được sản xuất tại một hay hai bên, nguyên liệu để sản xuất có xuất xứ từ một hoặc 2 bên.
    • Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một bên, nguyên liệu sản xuất không có xuất xứ và đáp ứng các quy tắc cụ thể về mặt hàng tại
    • Sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ và đáp ứng các yêu cầu về Quy tắc cụ thể mặt hàng theo hiệp định PSR.
  • Ô số 10: Tại đây bạn kê khai số lượng của sản phẩm: Tổng trọng lượng (tính theo kg) hoặc theo các đơn vị khác như: chiếc, lít… Cùng với đó là trọng lượng thực tế của hàng hóa không sai số vượt quá 5% trọng lượng đã được ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
  • Ô số 11:
    • Đây là ô dành cho các thông tin về ngày và số của hóa đơn nộp cho cơ quan được ủy quyền cấp CO.
    • Nếu hóa đơn được phát hành bởi nước thứ 3 thì các thông tin sẽ bao gồm: thể hiện cụm từ “TCI”, tên công ty phát hành hóa đơn, tên quốc gia công ty đó đang hoạt động.
  • Ô số 12: Bạn sẽ ghi ngày phát hành giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, địa điểm phát hành, chữ ký của người được ủy quyền phát hành cùng với con dấu của cơ quan đó.
  • Ô số 13: Ghi xuất xứ của hàng hóa (Các nước thành viên liên minh kinh tế Á-Âu hoặc Việt Nam), ngày khai, địa điểm khải, con dấu và chữ ký của người khai.

1.4. Trình tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO Form EAV

Trình tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO Form EAV

Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp C/O form EAV. Khi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của bạn sẽ được cấp theo trình tự cụ thể như sau:

  • Bước 1: Khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân (nếu là lần đầu) của Bộ Công Thương hoặc bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của những tổ chức cấp chứng nhận xuất xứ.
  • Bước 2: Bạn nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O trực tiếp tại trụ sở của tổ chức cấp C/O nơi bạn đăng ký hồ sơ thương nhân. Bạn cũng có thể gửi hồ sơ xin cấp C/O qua bưu điện nếu điều kiện đi lại không cho phép.
  • Bước 3: Tổ chức cấp C/O sẽ kiểm tra xem bộ hồ sơ của bạn có hợp lệ và thông tin có chính xác hay không. Sau đó sẽ thông báo cho bạn một trong các nội dung sau:
    • C/O được cấp và thời gian nhận được C/O;
    • Đề nghị bổ sung thêm chứng từ (chứng từ cụ thể cần bổ sung cũng sẽ được thông báo đi kèm);
    • Đề nghị kiểm tra lại bộ chứng từ ( thông báo các phần thông tin cụ thể cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, các căn cứ xác thực cho việc đề nghị kiểm tra này).
    • C/O bị từ chối cấp nếu phát hiện ra những trường hợp sai sót đã được quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ về việc quản lý xuất xứ hàng hóa.
    • Đề nghị kiểm tra lại cơ sở sản xuất trong trường hợp cần thiết

Nếu bạn gặp khó khăn hoặc muốn tìm kiếm dịch vụ làm CO Form EAV, hay liên hệ với chúng tôi – Hải quan Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ làm CO tốt nhất, nhanh chóng với giá cả hợp lý.

Tham khảo thêm tại đây:

Dịch vụ mở tờ khai hải quan uy tín

Dịch vụ xin giấy phép xuất nhập khẩu của Indochinapost

Rate this post
minhhanh

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago