Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hợp Đồng Ngoại Thương

Tất cả thỏa thuận mua bán giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu đểu được thể hiện trong hợp đồng ngoại thương, mọi thông tin trên các chứng từ khác đều được lấy từ hợp đồng ngoại thương. Vì vậy việc hiệu rõ nguyên tắc soạn thảo, những vấn đề cơ bản của hợp đồng ngoại thương sẽ giúp bạn soạn thảo hợp đồng hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hợp Đồng Ngoại Thương

1. Những vấn đề chung của hợp đồng ngoại thương

Thông tin chung trên hợp đồng ngoại thương:

Về chủ thể:

Là nội dung đầu tiên thể hiện trên hợp đồng cần thể hiện rõ ràng chủ thể là người mua và người bán.

– Các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau
– Các doanh nghiệp Việt Nam và các Doanh nghiệp nước ngoài.

Về đối tượng:

– Hàng hóa dịch vụ có thể chuyển qua biên giớí
– Hàng hóa dịch vụ phải được phép lưu thông TMQT;

Về đồng tiền thanh toán:

– Có thể là ngoại tệ ít nhất đối với một bên ký kết khóa học xuất nhập khẩu

Về nội dung của HĐNT:

– Rất đa dạng, phong phú
– Không được phạm các điều cấm của pháp luật.

Về cơ quan giải quyết tranh chấp:

– Có thể là Tòa án hoặc trọng tài Việt Nam
– Có thể là Tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.

Phân loại HĐNT

* Nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

– Hợp đồng xuất nhập khẩu (kể cả Hợp đồng mua bán hàng hóa từ khu chế xuất…)

– Hợp đồng tạm nhập, tái xuất.
– Hợp đồng tạm xuất, tái nhập.
– Hợp đồng chuyển khẩu.

* Nhóm hợp đồng cung ứng Dịch vụ quốc tế

– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển…;
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK ký giữa AIG với Công ty của VN…;
– Hợp đồng cung cấp Dịch vụ quảng cáo thương mại được ký giữa Công ty quảng cáo Omnicom của Mỹ với Công ty Toyota của Nhật Bản, theo đó Công ty Omnicom sẽ thực hiện việc quảng cáo sản phẩm của Công ty Toyota tại Mỹ… học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

* Nhóm hợp đồng ngoại thương khác

– Hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài (được ký giữa 1 Công ty ở Thái Lan đối với một Công ty của Nhật Bản)…
– Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn…) được ký giữa Vinacafe với London FOX (Sở GDHH ở Anh) theo phương thức kỳ hạn…
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa FPT và Tập đoàn đào tạo APTECH và Thames Busines School của Ấn Độ theo đó FPT được nhượng quyền thương mại để thành lập TT đào tạo lập trình viên quốc tế tại VN…

Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hợp Đồng Ngoại Thương

2. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng Ngoại Thương

Điều kiện thứ nhất: Chủ thể HĐNT phải hợp pháp – Nếu là pháp nhân
Phải có giấy phép thành lập, giấy chứng nhận ĐKKD, Điều lệ hoạt động…

Người ký HĐ phải có thẩm quyền ký:

+ Đại diện theo pháp luật: khóa học kế toán thực hành

Người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ DN hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

TGĐ, GĐ hoặc Chủ tịch HĐQT (nếu Điều lệ quy định)

+ Đại diện theo ủy quyền:

Là người được Tổng Giám Đốc, giám đốc ủy quyền

Là chi nhánh (GĐ) nếu được ủy quyền

Người đại diện chỉ được ký kết hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền

Người đại diện phải thông báo cho người thứ ba trong giao dịch hợp đồng biết về phạm vi đại diện của mình.

– Hậu quả của hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết và thực hiện

Điều kiện hiệu lực thứ 2: Nội dung hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp

– Mục đích và ND của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức XH:

+ Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể hợp đồng thực hiện hành vi nhất định học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất

Ví dụ: Điều 70, 71 Luật Thương mại 2005 nêu rõ những nội dung bị cấm trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

+ Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

– Khi mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì sẽ bị tuyên bố vô hiệu.

Điều kiện hiệu lực thứ 3: Hình thức hợp đồng ngoại thương phải hợp pháp
Khi nói đến hình thức của hợp đồng ngoại thương thường có hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất: hợp đồng ngoại thương có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả thuận ( Anh, Pháp Mỹ… )

Quan điểm thứ hai: Hợp đồng ngoại thương phải được ký kết dưới hình thức văn bản ( Việt Nam, TQ…)

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago