Mình đang suy nghĩ viết bài này thế nào nên phân ra và giải thích từng bài viết như Cước prepaid là gì? Cước collect là gì? Hay là gộp chung viết một bài viết. Mình nghĩ rằng 2 loại cước này nó gần như đối lập nhau hoàn toàn, nên viết 1 bài viết tiện thể so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 loại cước này luôn.
1/ CƯỚC PREPAID LÀ GÌ ?
Cước Prepaid là loại cước khá phổ biến, hầu hết trong các vận đơn hãng tàu đều là cước Prepaid. Cước Prepaid là cước mà shipper phải trả tại cảng load hàng, đồng nghĩa với việc hàng muốn lên tàu thì shipper phải trả cước trước ( hãng tàu không chấp nhận công nợ ). Loại cước này thường được sử dụng trong các hợp đồng CIF, forwarder thường gọi là hàng freehand. Nói dễ hiểu hơn là nó tương tự như các bạn dùng điện thoại trả trước = prepaid, hoặc dùng thẻ Visa prepaid ( loại visa này bạn không thể mượn thêm tiền, mà bạn phải nạp tiền vào trước và sử dụng trong khoản dư còn lại).
Tuy nhiên trong thực tế nếu bạn đi hàng với forwarder, mặc dù cước prepaid nhưng có thể hàng qua bạn mới trả cước tàu. Vì hiện nay forwarding cạnh tranh rất cao và cho bạn nợ công. Phần này người chịu rủi ro là forwarding, đặc biệt là những mặt hàng lạnh.
2/ CƯỚC COLLECT LÀ GÌ ?
Trái ngược với cước prepaid thì có cước collect. Cước collect là loại cước mà người mua sẽ trả cước tàu và cước tàu được trả tại cảng đến. Thường thì cước này xuất hiện nhiều trong hợp đồng FOB, và làm hàng chỉ định. Người thu cước tàu là đại lý của forwarder tại cảng dỡ hàng ( cảng đến, Port of discharge). Bạn tưởng tượng cước này giống như thuê bao trả sau của điện thoại.
3/ SO SÁNH CƯỚC PREPAID VÀ CƯỚC COLLECT
GIỐNG NHAU : Dù bạn làm cước collect hay cước prepaid thì local charges bạn đều phải trả tại cảng load hàng và cảng dỡ hàng. Tại cảng load hàng shipper là người trả, còn tại cảng dỡ hàng thì consignee là người trả local charges.
KHÁC NHAU : Khác nhau cơ bản nhất của loại cước này là vị trí trả cước tàu. Thường thì cước Collect là bạn bắt buộc phải làm house bill, còn cước Prepaid thì có thể làm house bill hặc master bill đều được.
Note: Tuy nhiên trong thực tế mặc dù cước Collect nhưng có thể trả ở cảng load hàng, consignee lúc này sẽ nhờ shipper trả hộ mình cước. Vì rằng trong các tuyến hàng đi Nhật hay Hàn Quốc có liên quan đến phí EBS, có thể cước thanh toán tại Việt Nam sẽ có giá tốt hơn.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…