Phí OWS Là Gì ? Áp Dụng Phí OWS Trong Vận Tải Quốc Tế

Trong vận tải hàng hóa, trong một số trường hợp hãng tàu sẽ thu phí OWS của người xuất khẩu, forwarder do container quá nặng.

Phí OWS Là Gì ? Áp Dụng Phí OWS Trong Vận Tải Quốc Tế

Vậy trường hợp nào hãng tàu thu phí OWS? Một số lưu ý về loại phí này được áp dụng trong vận tải hàng hóa quốc tế, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Phí OWS là gì?

Phí OWS được viết tắt từ Overweight surcharge là Phụ phí vượt trọng lượng hay Phụ phí hàng nặng, do hãng tàu thu trong trường hợp container hàng có trọng lượng vượt quá trọng lượng khuyến nghị của hãng tàu.

Phí OWS (Overweight Surcharge) chỉ áp dụng cho container 20 feet. Đối với loại Container 40 feet tương đương 2 TEU, maximum 1 container 40 feet chứa được 30 tấn thì chia trung bình chỉ có 15 tấn/TEU, thường không vượt hoặc vượt không nhiều so với trọng tải khuyến nghị.

Ví dụ: Vào tháng 8/2019, hãng tàu CMA thu phí OWS cho hàng hóa đi cảng Chittagong, Bangladesh là 150 USD/container – áp dụng cho các container 20 feet vượt quá 14 tấn Gross Weight.

Mức thu cũng có thể thu theo từng nấc trọng lượng, ví dụ từ 18-21.9 tấn thu 150 USD/container, từ 22 tấn trở lên thu 300 USD/container.

2. Trường hợp nào thì hãng tàu thu phí OWS?

Hãng tàu thu phí OWS hay không phụ thuộc vào mùa:

Mùa cao điểm hàng xuất khẩu nhiều, container nặng khiến tàu bị quá tải và số lượng container chở trên tàu nhiều thì hãng tàu sẽ áp phí OWS lên người xuất khẩu, forwarder.

Mùa thấp điểm, số lượng chỗ cho container trên tàu bán được ít, tàu không có khả năng bị vượt tải trọng khuyến nghị, hãng tàu sẽ miễn thu phí OWS. forum kế toán

Ví dụ: Tàu Marco Polo có trọng tải tối đa (DWT) là 167,000 tấn, sức chở tối đa 18,000 TEU (1 TEU = 1 container 20 feet standard) như vậy trọng tải trung bình cho 1 container 20’ mà hãng tàu khuyến nghị sẽ là 167,000 chia 18,000 bằng 9,2 tấn/container 20’ (bao gồm cả vỏ container 2.3 tấn)

Phí OWS Là Gì ? Áp Dụng Phí OWS Trong Vận Tải Quốc Tế

Trọng tải (Gross Weight) này là rất nhỏ cho mỗi container, rất ít loại hàng có thể đáp ứng trọng tải này – hàng hạt điều 17 tấn/container, hàng gạo 25 tấn/container, hàng trái cây trên 10 tấn/container, hàng sắt thép kim loại trên 20 tấn/container… khóa học xuất nhập khẩu thực tế

Trong mùa thấp điểm, khả năng tàu bán được chỗ cho 167,000 TEU rất thấp, có khi khả năng chỉ đạt 50%. Dẫn đến trọng lượng trung bình cho phép tăng lên, hãng tàu sẽ cố gắng bán chỗ và không thu phí OWS

Còn trong mùa cao điểm thì sẽ áp phí

Việc thu phí OWS như thế nào phụ thuộc vào hãng tàu, thông tin cảng đi và cảng đích thì sẽ có mức thu cao thấp khác nhau.

Mong rằng bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn hiểu hơn về các thuật ngữ phí LSS trong xuất nhập khẩu

5/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago