Quy định của EVFTA về nhập khẩu thủy sản

Quy định của EVFTA về nhập khẩu thủy sản

Hiệp đinh EVFTA được ký kết thành công tạo cơ hội cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản của Viêt Nam tại Châu Âu. Nhưng quy định nào được thay đổi?

1.Cam kết của EVFTA về thuế quan

Quy định EVFTA với thủy sản

EU có 27 nước thành viên với dân số là 447 triệu người (tính đến tháng 1/2021). Nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản của EU rất cao và là khu vực có nhu cầu và yêu cầu tiêu dùng thủy sản cao nhất thế giới.

Hiệp định EVFTA có hiệu lực giúp Việt Nam tiến sâu vào thị trường thủy sản của EU.

Những sản phẩm thủy sản được xóa bỏ thuế quan ngay:

Có khoảng 50% dòng thuế được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các sản phẩm trước đó có thuế cao từ 6 – 22% được xóa bỏ về 0% như hàu, sò điệp, mực, bạch tuộc, nghêu,…

50% còn lại thuộc về lộ trình giảm thuế trong vòng 3 đến 7 năm. Sau khoảng thời gian này, thuế suất cơ sở sẽ giảm từ 5,5 -6% về 0%, như sản phẩm tôm, cá tra, cá ngừ,…

Các sản phẩm thủy sản có áp dụng hạn ngạch thuế quan

Cá ngừ đóng hộp: 11.500 tấn/ năm

Surimi( cá viên) :500 tấn/ năm

Các sản phẩm tôm được giảm thuế về 0%

Tên sản phẩm Mã HS Mức giảm thuế
Tôm hùm đá và các loại tôm biển khác 03061100 12,5%
Tôm sú 03061710 20%
Tôm shrimps, tôm prawn nước lạnh,… 03061791, 03061792, 03061793, 03061799 12%

Đối với cá ngừ

Sản phẩm Mã HS Mức giảm thuế
Thăn, phi lê cá ngừ đông lạnh HS030487 Từ 18% xuống 0% sau 3 năm
Thăn/ phi lê cá ngừ hấp Từ 24% xuống 0% sau 7 năm
Cá ngừ chế biến đóng hộp Miễn thuế với mức hạn ngạch 11.500 tấn/ năm

2. Về phi thuế quan trong EVFTA

EVFTA tạo cơ hội cho xuất khẩu thủy sản phát triển

Xuất xứ:

Tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong EVFTA là xuất xứ thuần túy. Nghĩa là nguyên liệu thủy sản được dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần túy từ Viêt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép có sự tham gia của nước thứ ba ngoài hiệp định.

Cam kết về hàng rào kỹ thuật( TBT)và các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)

EVFTA có một chương riêng (chương 5) quy định về minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào kĩ thuật. Các quy định này tuân thủ hiệp định của WTO về TBT, đồng thời bổ sung thêm một số điều kiện để phù hợp với giao dịch giữa hai nước.

Quy định về SPS được trình bày trong chương 6 của hiệp đinh EVFTA. Theo đó, hiệp định nhấn mạnh nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc trong Hiệp đinh SPS của WTO, đồng thời có thêm một số cam kết mới nhằm bảo đảm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người, động vật, nhưng không vượt quá mức cần thiết và phải minh bạch.

Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng linh hoạt, trung thực quy tắc xuất xứ, chú trọng quy định, tiêu chuẩn về lao động, môi trường,… để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU.

Tóm lại, sự thay đổi về quy định trong xuất khẩu thủy sản tới EU hầu hết đều tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta cần ứng dụng công nghệ vào sản xuất và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu Âu.

Đọc thêm: Thủ tục nhập khẩu trái dừa khô

Tham khảo thêm Dịch vụ khai báo hải quan giá rẻ trọn gói 

Liên hệ ngay để được tư vấn indochinapost.com

Rate this post
thuphuong

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago