Hải Quan Việt Nam

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong đó không thể không nhắc đến tầm quan trọng của xuất nhập khẩu – ngành đóng góp phần lớn vào việc thúc đẩy thương mại, tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.

Cùng với sự phát triển đó, vai trò của Hải quan ngày càng được khẳng định rõ nét. Hải quan có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát hải quan đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất – nhập khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong hoạt động xuất khẩu, nếu muốn đưa lô hàng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, bắt buộc phải thực hiện thành công thủ tục hải quan.

Quy trình làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu

Thủ tục Hải quan là gì?

Theo định nghĩa tại Chương 2 Công ước Kyoto: “Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan hải quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật hải quan.”

Theo Luật Hải quan năm 2014: “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”

Như vậy, thủ tục hải quan là những thủ tục cần thiết để hàng hóa hay phương tiện vận tải được nhập khẩu vào một quốc gia hoặc xuất khẩu ra khỏi biên giới một quốc gia. Sau đây là quy trình làm thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu.

Các bước làm thủ tục hải quan để xuất khẩu

Bước 1: Kiểm tra chính sách mặt hàng, chính sách thuế

Với vai trò là chủ hàng (người xuất khẩu), bước này đóng vai trò quan trọng quyết định mặt hàng của bạn có được xuất khẩu hay không. Cần phải kiểm tra chắc chắn chính sách nhà nước quy định về các khuyến khích, hạn chế hay cấm các mặt hàng xuất khẩu.

  • Trường hợp 1: Nếu mặt hàng của bạn nằm trong danh mục cấm xuất khẩu thì rất tiếc bạn không thể xuất khẩu, nếu xuất khẩu sẽ vi phạm pháp luật.
  • Trường hợp 2: Trường hợp bị hạn chế, phải xuất theo hạn ngạch, hay giấy phép, thì cần nghiên cứu làm thủ tục này trước khi tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu.

Ngoài ra, tìm hiểu về chính sách thuế xuất khẩu cũng rất quan trọng. Nước ta rất khuyến khích xuất khẩu và sẽ có những chính sách riêng cho các mặt hàng. Đặc biệt, trong xuất khẩu, số lượng mặt hàng phải chịu thuế ít hơn nhiều so với hàng nhập khẩu. Để hiểu một cách chi tiết các bạn có thể tham khảo Biểu thuế xuất nhập khẩu 2022 và các trang thông tin Hải quan của Việt Nam.

Các bước làm thủ tục hải quan để xuất khẩu

Bước 2: Chuẩn bị chứng từ cần thiết

Trong quá trình làm thủ tục hải quan, để lên tờ khai hải quan cần phải chuẩn bị bộ chừng từ cơ bản bao gồm:

  1. Hợp đồng ngoại thương (Sale Contract),
  2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice),
  3. Phiếu đóng gói (Packing List),
  4. Vận đơn lô hàng (Bill of Landing),
  5. Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng (C/O),
  6. Thỏa thuận lưu khoang (Booking note),
  7. Phơi phiếu hạ hàng, xác nhận container đã hạ bãi cảng: để lấy số container, số seal (chì) niêm phong.

Tùy theo mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu của cơ quan Hải quan, công ty chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khác.

Bước 3: Khai tờ khai hải quan

Dựa vào các thông tin, số liệu trong bộ chứng từ, bạn vào phần mềm hải quan điện tử để nhập dữ liệu, lên tờ khai hải quan. Ở bước này bạn cần phải thực cẩn thận, chính xác các thông tin giúp cho qua trình trở nên thuận tiện hơn. Song song với bước này, bạn có thể làm thủ tục lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành theo yêu cầu của các cơ quan.

Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục Hải quan

Các bước làm thủ tục hải quan để xuất khẩu

Dựa vào kết quả phân luông hàng, sẽ có quy trình cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: tờ khai luồng xanh

Đây là kết quả mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Luồng xanh thể hiện doanh nghiệp được miễn kiểm tra chi tiết từng hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Bạn cần đến hải quan giám sát nộp chứng từ gồm: Phơi hạ hàng; Tờ mã vạch (in từ website tổng cục hải quan); Các chừng từ liên quan rồi tiến hành nộp cho hãng tàu.

  • Trường hợp 2: tờ khai luồng vàng

Phân luồng vàng tờ khai trong xuất khẩu khá phổ biến. Đối với tờ khai luồng vàng, nhân viên hải quan sẽ kiểm tra chi tiết bộ chứng từ đã đính kèm lên hệ thống khai báo hải quan VNACCS và các chứng từ gốc khác như: giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu, chứng thư kiểm dịch, giấy công bố,… mà không cần kiểm tra thực tế hàng hóa của khách hàng.

Bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ giấy theo hướng dẫn trong Thông tư 38 (sửa đổi trong thông tư 39) và mang đến chi cục hải quan để cán bộ hải quan xem xét. Hồ sơ giấy theo hướng dẫn trong Thông tư 38 gồm: Mẫu tờ khai hải quan xuất khẩu; Hóa đơn thương mại; Hợp đồng ủy thác; Chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định; Giấy phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền;…

  • Trường hợp 3: tờ khai luồng đỏ

Đây là kết quả không nhà xuất khẩu nào mong muốn trong quy trình làm thủ tục hải quan. Với kết quả này, cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ đồng thời kiểm tra chi tiết hàng hóa.

Có 3 mức độ kiểm tra thực tế (Theo Thông tư 112/2005/TT-BTC) bao gồm: Kiểm tra toàn bộ lô hàng; Kiểm tra thực tế 10% lô hàng hoặc Kiểm tra thực tế 5% lô hàng.

Mục đích của công tác kiểm hóa là để xác định xem hàng hóa trên thực tế có giống như đã khai báo trong hồ sơ hay không. Nếu giống thì coi như hoàn thành bước này. Nếu khác thì khả năng là phải sửa lại tờ khai (sai sót nhỏ), có thể bị phạt hành chính (nếu sai lớn), và có trường hợp không được xuất (lỗi nghiêm trọng).

Bước 5: Thông quan & thanh lý tờ khai

Bước cuối cùng sau khi tờ khai đã được thông quan và qua hải quan giám sát là nộp lại tờ khai và tờ mã vạch cho hãng tàu, để họ làm thủ tục xác nhận thực xuất với hải quan giám sát, khi hàng đã lên tàu.

Các bước làm thủ tục hải quan để xuất khẩu

Tóm lại, qua 5 bước chính như trên, bạn đẽ có thể hoàn thành được thủ tục hải quan trong xuất khẩu hàng hóa. Để quy trình diễn ra thuận lợi, nhanh chóng nhất có thể bạn cần phải nắm chắc nghiệp vụ khai báo hải quan điện tử cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam đến xuất nhập khẩu.

Nếu bạn gặp khó khăn hoặc muốn tìm kiếm dịch vụ thủ tục hải quan xuất khẩu, hay liên hệ với chúng tôi – Hải quan Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ hải quan tốt nhất, nhanh chóng với giá cả hợp lý.

Tham khảo thêm tại đây:

Dịch vụ mở tờ khai hải quan uy tín

Thủ tục nhập khẩu máy tính để bàn

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)
Ly Ly

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago