Tàu Ever Given mắc cạn một tuần, việc đòi bồi thường có thể kéo dài nhiều năm

Chưa tính đến thống kê chính thức về thiệt hại, giới chuyên gia cảnh báo quá trình kiện tụng đòi bồi thường cho vụ mắc cạn của siêu tàu Ever Given tại kênh đào Suez sẽ vô cùng rối rắm, thậm chí mất nhiều năm giải quyết.

Tàu Ever Given mắc cạn một tuần, việc đòi bồi thường có thể kéo dài nhiều năm

Hãng tin Bloomberg dự đoán sắp tới sẽ có hàng ngàn hợp đồng bảo hiểm được lật lại để truy tìm bên chịu trách nhiệm. Các khoản bồi thường thiệt hại từ vụ việc này có thể lên đến hàng triệu USD.

Hãng tàu Evergreen Line (Đài Loan), công ty thuê và vận hành tàu Ever Given, cho biết phía chủ sở hữu con tàu, Hãng Shoei Kisen Kaisha (Nhật Bản), sẽ chịu trách nhiệm cho bất cứ thiệt hại nào.

Đáp lại, tuy nhận một phần trách nhiệm, Shoei Kisen Kaisha cũng nói thêm rằng phía công ty thuê tàu của họ cần làm việc với chủ nhân các lô hàng về việc đền bù thiệt hại.

Trong khi đó, chính sách của Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) quy định thẳng rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm, ngay cả khi hoa tiêu của SCA góp phần khiến tàu mắc cạn.

Câu chuyện bồi thường có thể trở thành một quy trình rối rắm. Ngoài chủ nhân của hàng hóa trên Ever Given, các tàu thuyền không thể di chuyển qua kênh đào Suez cũng sẽ tìm kiếm bồi thường từ công ty bảo hiểm của họ.

Những công ty bảo hiểm này sau đó sẽ đệ đơn kiện các bên chịu trách nhiệm với Ever Given, bao gồm chủ sở hữu và các công ty thuê tàu. Các bên chịu trách nhiệm sẽ tiếp tục tìm đến các công ty bảo hiểm của họ để được bảo vệ.

Theo Bloomberg, khâu bồi thường sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu vụ tàu Ever Given được công bố áp dụng quy trình tổn thất chung (general average).

Ông Marcus Baker, người đứng đầu mảng hàng hải của Hãng bảo hiểm Marsh, cảnh báo “có thể mất nhiều năm” để tất cả các bên biết rõ quyền lợi và trách nhiệm của họ trong sự cố này.

Trả lời chuyên trang ShippingWatch, ông Marcus Baker cho biết việc bồi thường cho vụ việc sẽ rất phức tạp.

Tàu Ever Given mắc cạn một tuần, việc đòi bồi thường có thể kéo dài nhiều năm

Theo luật sư Torgeir Willumsen đến từ Hãng luật Simonsen Vogt Wiig (Na Uy), chủ sở hữu Ever Given cũng có thể yêu cầu chủ các lô hàng hỗ trợ chi phí giải cứu con tàu theo tổn thất chung. Các hãng thuê có thể đòi chủ sở hữu Ever Given bồi thường theo hợp đồng thuê tàu, đội cứu hộ có thể đòi phí cứu hộ.

Trong khi đó, SCA có thể yêu cầu bồi thường cho thiệt hại của kênh đào, chi phí và thất thoát doanh thu.

“Điều quan trọng cần lưu ý là tàu thuyền nhìn chung chỉ cần chịu một phần trách nhiệm trong các yêu cầu đòi bồi thường phát sinh từ việc vận hành tàu. Ngay cả phần trách nhiệm này cũng được bảo hiểm”, ông Willumsen trả lời chuyên trang hàng hải ShippingWatch.

Theo luật sư trên, dù trách nhiệm bồi thường còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, quy định chung là “nếu có thiệt hại phát sinh vì lỗi điều hướng, phía chịu trách nhiệm tổ lái sẽ là bên chịu trách nhiệm cho tai nạn”. Ông giải thích thêm rằng người chủ sở hữu hoặc các bên thuê tàu sẽ là người chịu trách nhiệm trong những trường hợp này.

Theo tuoitre.vn

Rate this post
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago