Research And Markets dự đoán, thị trường logistics thực phẩm thông minh toàn cầu sẽ đạt giá trị 8,12 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến đạt 16,78 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR là 13,42% trong giai đoạn 2021 – 2026.
Thị trường logistics thông minh trong ngành công nghiệp thực phẩm xuất hiện và phát triển do những lợi ích nó mang lại như tạo điều kiện thuận lợi để theo dõi quá trình vẫn chuyển hàng hóa. Các mặt hàng được vận chuyển đến tay khách hàng vẫn giữ được độ tươi ngon cũng như nhà quản lý theo dõi được thời gian vận chuyển thưc là được hỗ trợ bởi Internet of Things (IoT).
Sự hội tụ của logistics, công nghệ cùng điện toán đám mây sẽ thúc đẩy toàn bộ chuỗi cung ứng, tích hợp chặt chẽ thông tin kho hàng và vận chuyển đến tay người tiêu dùng. Điều này được xác định là động lực chính để thị trường tăng trưởng.
IoT đã biến ý tưởng xây dựng chuỗi cung ứng thông minh thành hiện thực. Đối với ngành công nghiệp thực phẩm, IoT cung cấp dữ liệu về thời gian thực, vị trí và tốc độ xe vận chuyển, điều kiện nhiệt độ và các bộ dữ liệu quan trọng khác. Cảm biến cũng giúp các bên liên quan giám sát chặt chẽ các điểm dữ liệu an toàn thực phẩm.
Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn việc quản lý chuỗi cung ứng do con người làm việc từ xa hoặc bị phong tỏa hoàn toàn, dẫn đến phải ngừng hoạt động. Sự gián đoạn này vô hình chung thúc đẩy ứng dụng tối đa công nghệ và kỹ thuật số.
Hiện, thị trường logistics thực phẩm thông minh bị chi phối ở mức vừa phải. Các công ty có thị phần nổi bật trên thị trường đang tập trung vào việc mở rộng phạm vi khách hàng của họ ra khắp thế giới. Ngoài ra, họ cũng tận dụng các sáng kiến hợp tác chiến lược để tăng thị phần và lợi nhuận kinh doanh.
Tăng cường khả năng ứng phó khủng hoảng cho tương lai
Sự lây lan của COVID-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
So với các nước trong khu vực, Việt Nam đã thực hiện tốt việc ngăn chặn đại dịch và mở cửa lại nền kinh tế. Hiện nay, đất nước đang dần chuyển giao từ giai đoạn ứng phó khủng hoảng sang giai đoạn phục hồi. Câu hỏi quan trọng dành cho doanh nghiệp Việt Nam lúc này là làm thế nào để họ có thể chuẩn bị tốt hơn cho chuỗi cung ứng trước những khủng hoảng trong tương lai.
Chuỗi cung ứng trong tương lai sẽ không chỉ xoay quanh hiệu suất và quản lý chi phí mà sẽ dựa trên mức độ an toàn và khả năng thích ứng của chuỗi cung ứng đó. Quản điểm này cũng được đồng tình bởi các nhà lãnh đạo trên thế giới, ghi nhận từ kết quả “Khảo sát lãnh đạo tài chính toàn cầu về COVID-19” mới nhất được PwC công bố vào tháng 5 vừa qua. Theo khảo sát, các nhà lãnh đạo đang có kế hoạch thay đổi chiến lược chuỗi cung ứng một cách toàn diện hơn.
Xem thêm: https://haiquanvietnam.net/tu-nam-2022-doanh-nghiep-khai-hai-quan-mien-phi-qua-phan-mem.html/
Anh chị cần hỗ trợ thêm thông tin chi tiết về dịch vụ trên, vui lòng liên hệ:
Hotline: 090 2275 758
Website: https://haiquanvietnam.net/
Website: https://indochinapost.com/
Cụm từ tìm kiếm: Xu hướng thương mại điện tử trong tương lai, Thị trường logistics Việt Nam 2021, Thực trạng logistics tại Việt Nam 2021, Ứng dụng CNTT thương mại điện tử phổ biến và sâu rộng hơn trong các lĩnh vực logistics, Chi phí logistics trong thương mại điện tử, e-logistics của shopee, Dự báo ngành logistics, Phát triển thương mại điện tử cơ hội và thách thức cho ngành dịch vụ logistics Việt Nam