Chúng ta cùng tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu gỗ ghép thanh Finger Joint tại bài viết này.
Quý Doanh nghiệp sẽ hiểu rõ quy trình và thủ tục xuất khẩu, bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu.
1. Căn cứ pháp lý
– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
2. Gỗ ghép thanh được phép xuất khẩu
Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT thay thế thông tư số 24/2016/TT-BNNPTNT thì sẽ có danh mục HS hàng hóa là gỗ tự nhiên, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên bị cấm Xuất khẩu.
Phụ lục 07
BẢNG MÃ SỐ HS ĐỐI VỚI HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU LÀ GỖ TRÒN,
GỖ XẺ CÁC LOẠI TỪ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC
Ngoài danh mục này, gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như gỗ ghép thanh được phép xuất khẩu.
3. HS code và thuế xuất khẩu gỗ ghép thanh Finger Joint
HS code của gỗ ghép thanh Finger Joint từ gỗ keo (acacia) và gỗ thông (pine) thuộc nhóm 4407.
Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2018, mặt hàng gỗ ghép thanh có thuế Xuất khẩu 25%.
Vậy khi xuất khẩu gỗ ghép thanh, doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế xuất khẩu.
Chú ý: sẽ có nhiều doanh nghiệp cho rằng gỗ ghép thanh phải áp vào HS code nhóm 4418?
Về vấn đề này, Tổng cục hải quan đã có công văn số 5912/TCHQ-TXNK hướng dẫn phân loại HS code gỗ ghép thanh Finger Joint.
Gỗ ghép thanh không thuộc nhóm 44.18. Mặt hàng này thuộc nhóm 44.07.
4. Thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ ghép thanh
a. Có phải chuẩn bị hồ sơ lâm sản xuất khẩu?
Theo Công văn số: 2601/GSQL-GQ1 ngày 25/10/2017 V/v hồ sơ lâm sản xuất khẩu.
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) nhận được báo cáo vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương về việc nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi thực hiện thủ tục xuất khẩu đối với các lô hàng sản phẩm là đồ gỗ mỹ nghệ; đồ gỗ cao cấp; sản phẩm gỗ sau chế biến.
Trên cơ sở ý kiến của Cục Kiểm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:
Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và ý kiến của Cục Kiểm lâm tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 để thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu đối với các lô hàng gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ theo quy định pháp luật.
Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan có ý kiến để các đơn vị được biết và thực hiện./.
Trong văn bản này, Cục Kiểm Lâm đã trích dẫn khoản 1 Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Theo đó, “Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật (quy định tại điều 17 Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT). Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp” .
Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT không quy định việc doanh nghiệp phải nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu.
b. Hồ sơ hải quan theo thông tư 39/2018/TT-BTC
Hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ ghép thanh Finger Joint, đề nghị doanh nghiệp đọc điều 1 sửa đổi điều 16 TT38/2015/TT-BTC theo thông tư 39/2018/TT-BTC.
Trong thực tế khi khai báo đính kèm chứng từ điện tử V5, các doanh nghiệp có thể đính kèm các chứng từ sau:
– Sales Contract
– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập)
– Commercial Invoice
– Packing List
– Hợp đồng ủy thác nếu có
Lưu ý, việc hun trùng hay kiểm dịch thực vật hoàn toàn do yêu cầu của bên nhập khẩu. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ xẻ thanh; cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp làm hun trùng hay kiểm dịch.
Vậy qua bài viết này, Quý doanh nghiệp đã có thể tự tin hơn trong việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xuất khẩu lâm sản nói chung. Doanh nghiệp đã có thể hiểu rõ hơn về;
- Thủ tục xuất khẩu gỗ xẻ thanh
- Thủ tục xuất khẩu gỗ ván ép
- Thủ tục xuất khẩu gỗ viên nén
- Thủ tục xuất khẩu gỗ MDF
- Thủ tục xuất khẩu than mùn cưa…
Chúng tôi rất vui được hỗ trợ, tư vấn thủ tục hải quan và vận chuyển quốc tế cho các nhóm hàng lâm sản xuất khẩu.
Với kinh nghiệm thực tế nhiều năm, chúng tôi sẽ đem lại giá trị cao nhất cho doanh nghiệp.