Hỏi: Tôi chuẩn bị có lô hàng bát, đĩa nhập từ Hàn Quốc về. Chúng tôi nghe nói phải xin công bố bao bì thực phẩm mới được nhập khẩu. Xin Quý công ty tư vấn giúp chúng tôi
Trả lời:
Chúng tôi xin chia sẻ cho Quý khách hàng những thông tin cơ bản trước khi làm thủ tục xin công bố bao bì thực phẩm như sau:
Đầu tiên phải hiểu, bao bì thực phẩm là gì và phải công bố hợp quy hay công bố phù hợp?
Nghị định 38/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, không có nhắc tới bao bì thực phẩm; tuy nhiên trong các QCVN lại chỉ rõ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về về sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu thủ tục công bố bao bì thực phẩm là: Những dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tiến hành công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. (Đã quy định rõ trong điều 3, chương II, NĐ 38/2012/NĐ – CP).
Mọi người thường nghe tới công bố hợp quy với điều hòa, tủ lạnh,…còn đa số thực phẩm xin công bố tại Cục vệ sinh AN TOÀN THỰC PHẨM là công bố phù hợp vậy công bố hợp quy có khác gì không?
Về cơ bản quy trình; thời hạn công bố có hiêu lưc là như nhau.
Bước 1: Mang mẫu đi test tại các trung tâm kiểm nghiệm được công nhận kết quả
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin công bố bao bì thực phẩm
Bước 3: Nhập hồ sơ và up file đính kèm lên hệ thống điện tử của cục an toàn thực phẩm: Website: http://congbosanpham.vfa.gov.vn
Quý khách hàng xin công bố bao bì thực phẩm tại cơ quan duy nhất là Cục An toàn thực phẩm – Bộ y tế
Bước 4: Thực hiện nộp lệ phí : thanh toán bằng hình thức Keypay (trên website của cục ghi rõ).
Bước 5: Cục xử lý và ra công bố bao bì thực phẩm bản mềm
Hiểu ngắn gọn thì là thay vì phải dựa vào thành phần, công dụng các sản phẩm để công bố phù hợp với quy định về ATTP của Việt Nam thì công bố hợp quy sẽ dựa vào các quy chuẩn kỹ thuật có sẵn để công bố.
Vậy. Quy chuẩn kỹ thuật nào quy định rõ về điều này?
Các bạn hãy tham khảo các quy chuẩn sau trước khi xin công bố bao bì thực phẩm để hiểu rằng sản phẩm của mình cần phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật nào nhé:
QCVN 12-1 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì; dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-2:2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì; dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-3 : 2011/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
QCVN 12-4:2015/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vê sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Ở trên, chúng tôi đã chia sẻ về Quy trình và các thông tư, nghị định, quy chuẩn nên tham khảo để hiểu rõ hơn về công bố bao bì thực phẩm. Quý khách hàng có thể xem lại nội dung phần 1 theo link bài viết về xin công bố bao bì thực phẩm
Trong phần 2, chúng tôi sẽ giải đáp 1 số vấn đề mà nhiều Quý khách hàng đã gọi điện đến trao đổi với chúng tôi rằng họ đã làm công bố bao bì thực phẩm rồi nhưng sao có mỗi mấy cái cốc mà phải làm 2 bộ công bố bao bì thực phẩm?
Chúng tôi xin chia sẻ với Quý khách hàng như sau
“4.14. Dụng cụ chứa đựng có lòng nông phẳng là dụng cụ bằng gốm hoặc thủy tinh có độ sâu bên trong không quá 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn.
4.15. Dụng cụ chứa đựng bằng gốm có lòng sâu là dụng cụ bằng gốm có
độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 1,1 lít;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 1,1 lít đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên;
– Cốc, chén: dụng cụ bằng gốm cỡ nhỏ có lòng sâu (có dung tích khoảng
240 ml) thường được sử dụng để đựng đồ uống như cà phê, chè ở nhiệt độ cao.
4.16. Dụng cụ chứa đựng bằng thủy tinh có lòng sâu là dụng cụ bằng thủy tinh có độ sâu bên trong lớn hơn 25 mm được đo từ điểm sâu nhất đến bề mặt ngang đi qua điểm tràn. Dụng cụ chứa đựng có lòng sâu được chia làm các nhóm:
– Cỡ nhỏ: có dung tích nhỏ hơn 600 ml;
– Cỡ lớn: có dung tích từ 600 ml đến 3 lít;
– Dùng để bảo quản: có dung tích từ 3 lít trở lên.”
⇒ Đây chính là lý do tại sao bát, lọ, cốc, chén,… bằng gốm, thủy tinh lại cùng 1 chất liệu; một nhà sản xuất; 1 nhà nhập khẩu lại phải chia thành nhiều bộ công bố bao bì thực phẩm
Ngoài ra, chúng tôi xin lưu ý với Quý khách hàng về điều không thể thiếu đối với 1 bộ hồ sơ công bố bao bì thực phẩm: Đó không chỉ là kết quả kiểm nghiệm mà còn phải có hình ảnh thùng đựng sản phẩm. Cái điều tưởng chừng như quá đơn giản, nhưng lại không thể không có.
Câu trả lời là: Không đúng. Hình ảnh thùng được chấp nhận là hình ảnh thùng có các thông tin từ nhà sản xuất như tên nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất,…
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ công bố bao bì thực phẩm nhanh chóng và làm các dịch vụ hải quan trọn gói tại các chi cục hải quan cửa khẩu; giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí để sớm lấy được hàng hóa.
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…