Nếu bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận vận tải thì chắc hẳn sẽ có lúc va với loại thủ tục giấy tờ này, có thể trực tiếp hay gián tiếp.
Kiểm dịch thực vật (tiếng Anh là Phytosanitary) là công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn những loài sâu, bệnh, cỏ dại nguy hiểm lây lan giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
Với hàng nhập khẩu có liên quan hoặc có nguồn gốc thực vật, kiểm dịch là để đảm bảo không cho mầm bệnh theo hàng hóa nhập khẩu đi vào nước ta. Với hàng xuất khẩu, công việc cũng tương tự, nhưng là để chứng minh hàng đảm bảo điều kiện về kiểm dịch để xuất khẩu ra nước ngoài.
Kiểm dịch động thực vật đều thuộc loại Kiểm tra chất lượng Nhà nước bắt buộc với một số mặt hàng khi làm thủ tục hải quan. Vậy thì…
Về cơ bản, hàng hóa có nguồn gốc thực vật như nông sản, gỗ, thức ăn chăn nuôi… nhiều khả năng sẽ phải làm kiểm dịch.
Bạn thử tra cứu Thông tư 40/2012/TT-BNNPTNT để biết chính xác Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch.
Thực lòng mà nói, Thông tư 40 này quy định còn rất chung chung, và khó áp dụng cho doanh nghiệp cũng như với cả các bác hải quan.
Với thông tư này, đến đầu năm 2014 tôi chưa thấy có bảng danh mục chi tiết theo Mã HS đích danh những mặt hàng phải kiểm dịch. Chẳng hạn như mục d. quy định “gỗ và các sản phẩm của gỗ” trừ khi có giấy miễn kiểm dịch. Thành ra, những mặt hàng như gỗ MDF nhập khẩu đã qua xử lý vẫn phải đi xin giấy miễn. Lại thêm tốn kém thời gian và chi phí!
Tôi cố gắng search trên mạng thì mới thấy có bản dự thảo Thông tư ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Dự thảo này quy định chi tiết theo mã HS hàng nào phải kiểm dịch. Nếu văn bản này được ban hành thì tiện biết mấy. Xem Dự thảo tại website của Cục bảo vệ thực vật.
Với hàng xuất khẩu, theo thông tin tôi đọc trên trang nongnghiep.vn, thì đồ gỗ đã qua chế biến không phải kiểm dịch thực vật
Nội dung này được hướng dẫn trong Công văn số 89/BTC-TCHQ. Như vậy cũng giải quyết vướng mắc cho nhiều công ty xuất nhập khẩu rồi. Có bài báo trên trang phunuonline.com còn nói công văn này đã giúp “ngành gỗ Bình Định thoát ‘vòng kim cô’ kiểm dịch”
Cập nhật (12/09/2014): Từ ngày 1/1/2015, thông tư 40 nêu trên sẽ được thay thế bằng thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT. Danh mục này quy định cụ thể hơn thông tư trước, chắc sẽ đỡ làm khó cho Doanh nghiệp XNK.
Bạn có thể tra cứu quy trình này trong thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ 1/1/2015 (thay thế Thông tư 65/2012/TT-BNNPTNT)
Tùy theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà quy trình có sự khác nhau ít nhiều. Tuy nhiên Thông tư trên nêu khá chi tiết và rõ ràng các bước tiến hành, cũng như hồ sơ phải nộp để thực hiện việc kiểm dịch cho hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sau khi tiến hành các bước theo quy trình, lô hàng của bạn sẽ được cấp…
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật(Phytosanitary Certificate)
Sau khi hoàn thành thủ tục, thu phí, lấy và kiểm tra mẫu đạt yêu cầu, trong vòng 24 giờ, cơ quan kiểm dịch sẽ cấp Giấy kiểm dịch cho lô hàng của bạn.
Tên & địa chỉ người xuất khẩu, người nhập khẩu
Số lượng và loại bao bì
Nơi sản xuất
Tên & khối lượng sản phẩm
Tên khoa học của thực vật
Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết làm thủ tục kiểm dịch ở đâu, thì cần biết thông tin về…
Địa chỉ các chi cục kiểm dịch:
Trên toàn quốc có 9 Chi cục kiểm dịch vùng (đánh số từ 1 đến 9) trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn.
Vùng 1: Số 2 Trần Quang Khải, Thành phố Hải Phòng
Vùng 2: 28 Mạc Đĩnh Chi, P. Đakao, Q. 1, Tp. Hcm
Vùng 3: 146 Hoàng Diệu, thành phố Đà Nẵng
Vùng 4: 66 Lê Hồng Phong, thành phố Quy nhơn, tỉnh Bình Định
Vùng 5: 149 Hồ Đắc Di, Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Vùng 6: 28 Trần Phú, Thành phố Vinh, Nghệ An
Vùng 7: 98B Ngô Quyền, Phường Đông Kinh, Tp. Lạng Sơn
Vùng 8: 007 đường Nguyễn Huệ, TP Lao Cai
Vùng 9: 386B đường Cách mạng tháng 8, thành phố Cần Thơ
Và nếu bạn quan tâm đến văn bản thì có thể xem danh sách sau về …
Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Thông tư số 14/2012/TT-BNNPTNT:Hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật
Thông tư số 01/2012/TT-BTC: Hướng dẫn việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch
Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…
Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…
Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…
Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…
Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…
1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…