Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo tại Việt Nam

Bạn là doanh nghiệp đang có mong muốn tìm hiểu về các chứng từ cần thiết và thủ tục hải quan để nhập khẩu mặt hàng bánh, kẹo về Việt Nam? Hãy đọc bài viết dưới đây nhé!

Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo tại Việt Nam

1. Hồ sơ nhập khẩu bánh kẹo

Bánh kẹo cũng như những mặt hàng khác, đều phải có bộ hồ sợ đầy đủ sau đây để làm thủ tục hải quan:

– Tờ khai hải quan – 02 bản chính;

– Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao;

– Hóa đơn thương mại – 01 bản chính;

– Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản sao;

– Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật – 01 bản sao;

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) (nộp 1 bản gốc) trong các trường hợp: Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó,…

Đồng thời bánh kẹo được coi là thực phẩm, nằm trong Danh mục hàng hoá nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, khi nhập khẩu bánh kẹo phải xuất trình Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

2. Làm công bố tiêu chuẩn chất lượng bánh kẹo

Về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm ban hành theo Quyết định số 42/2005/BYT của Bộ Y Tế hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu bao gồm:

– Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm (theo Mẫu);

– Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu), bao gồm các nội dung: các chỉ tiêu cảm quan (màu sắc, mùi vị, trạng thái), chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, tiêu chuẩn chỉ điểm chất lượng, chỉ tiêu vệ sinh về hoá lý, vi sinh vật, kim loại nặng; thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm; thời hạn sử dụng; hướng dẫn sử dụng và bảo quản; chất liệu bao bì và quy cách bao gói (theo Mẫu );

– Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng);

– Tiêu chuẩn sản phẩm (Products Specification) của nhà sản xuất hoặc Phiếu kết quả kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ;

– Bản sao có công chứng nước ngoài hoặc trong nước của một trong các giấy chứng nhận sau (nếu có): Chứng nhận GMP (thực hành sản xuất tốt); HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn); hoặc giấy chứng nhận tương đương;

– Bản sao Hợp đồng thương mại (nếu có).

5/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago