Thủ tục nhập khẩu dầu ăn và dầu thực vật

Thủ tục nhập khẩu dầu ăn và dầu thực vật

Câu hỏi: Chúng tôi muốn được hướng dẫn thủ tục nhập khẩu dầu ăn, cụ thể là dầu thực vật tinh luyện từ Nga.

Xin tư vấn cho chúng tôi HS code dầu ăn và thủ tục hải quan nhập khẩu dầu ăn. Xin cảm ơn!

1. HS code dầu ăn, HS code dầu thực vật và chính sách thuế

Mã HS code dầu ăn, mã HS code dầu thực vật doanh nghiệp có thể tham khảo chương 15 trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Ví dụ nhóm 1511 cho dầu cọ, nhóm 1512 cho dầu hướng dương…

Tùy xem loại thực vật và cách dầu được tinh luyện để có thể lựa chọn áp mã HS code chính xác.

Chú ý: thuế tự vệ cho mặt hàng dầu ăn:

Theo quyết định 8287/QĐ-BCT ngày 10/08/2015 áp mức thuế tự vệ với dầu nành tinh luyện và dầu cọ tinh luyện với mức:

  • 3% trong giai đoạn 8/5/2015 – 7/5/2016
  • 2% từ ngày 8/5/2016 – 7/5/2017
  • 0% trong thời gian từ 8/5/2017 nếu không có gia hạn thêm

2. Thủ tục nhập khẩu dầu ăn, thủ tục nhập khẩu dầu thực vật

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP, quy định các mặt hàng thực phẩm phải làm thủ tục tự công bố vệ sinh an toàn thực phẩm thì mặt hàng dầu ăn nhập khẩu cũng thuộc quản lý.

Đối với thủ tục hải quan để nhập khẩu dầu ăn và thực phẩm thường nói chung; chúng tôi xin chia sẻ các bước như sau:

  • Bước 1: Nhập mẫu về thử nghiệm trước và thủ tục công bố vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Bước 2: Khi hàng về làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước, nộp giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho hải quan để được đem hàng về kho bảo quản
  • Bước 3: Mang mẫu đi làm kiểm tra chất lượng. Nộp kết quả kiểm tra chất lượng đạt cho hải quan để được thông quan lô hàng.

Lưu ý: Trong vòng 12 tháng, khi bạn nhập lô hàng sau tương tự lô hàng thứ nhất, bạn chỉ cần làm theo bước 2 và bước 3

Hi vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu dầu ăn. Chúng tôi tự tin tư vấn đúng các quy trình cũng như làm thủ tục vận chuyển; thủ tục nhập khẩu dầu thực vật nhanh chóng cho khách hàng.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình, miễn phí

Rate this post
admin

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago