Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Thực Phẩm Đông Lạnh Vào Việt Nam

Thực phẩm đông lạnh là những mặt hàng yêu cầu cao khi xuất nhập khẩu do tính chất hàng hóa và chất lượng sản phẩm. Nhằm hạn chế những hàng hóa không đạt tiêu chuẩn khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, việc nhập khẩu thực phẩm đông lạnh cũng có các quy định như sau:

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Thực Phẩm Đông Lạnh Vào Việt Nam

I. Thủ tục nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam

Nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có thể vận chuyển bằng đường biển hoặc đường hàng không.

Thủ tục thực hiện căn cứ Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa thủy sản, động thực vật.

1. Kiểm tra Thông tin Nhà cung cấp ở nước ngoài

Thông tin nhà cung cấp vô cùng quan trọng. Bạn phải thực hiện kiểm tra thông tin nhà xuất khẩu trước khi nhập khẩu hàng về Việt Nam xem có đủ điều kiện và được phép hay không? Nếu không đủ điều kiện, bạn sẽ không được nhập khẩu vào Việt Nam, khi đó sẽ tổn thất về cả hai phía. Do đó, ngay từ đầu nhà cung cấp không phù hợp thì bạn nên tìm nhà cung cấp khác và làm thủ tục bổ sung thông tin nhà cung cấp vào danh sách.

2. Xin giấy phép kiểm dịch nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh

Để nhập khẩu hàng thực phẩm đông lạnh, bạn cần đăng ký với Cục thú y để làm kiểm dịch hàng nhập khẩu.

Bộ hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch hàng thực phẩm đông lạnh bao gồm:

– Đơn đăng ký Xin giấy phép kiểm dịch

– Bản chụp Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ)

– Hợp đồng (nếu có)

– Và các chứng từ khác nếu được yêu cầu cung cấp thêm.

3. Làm hồ sơ kiểm dịch động vật

Sau khi xin được giấy phép kiểm dịch, bạn đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Sau khi nộp hồ sơ, Cơ quan kiểm dịch động vật sẽ lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.

Sau đó, bạn khai báo thông tin hàng hóa trên công thông tin điện tử: https://vnsw.gov.vn/.

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Giấy đăng ký (theo mẫu)
  • Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải
  • Invoice
  • Giấy chứng nhận kho chủ hàng (đủ điều kiện an toàn thực phẩm).
  • Bộ chứng từ Shipping Docs: Hợp đồng ngoại, Hóa đơn thương mại (Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list).

4. Thông quan, hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu

Hồ sơ hải quan thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bao gồm:

  • Tờ khai hải quan
  • 1 Bản chụp Vận đơn
  • 1 bản chụp Hóa đơn thương mại
  • Giấy phép đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt
  • Chứng từ khác: Hóa đơn vận chuyển, Certificate of Health…
Thủ Tục Nhập Khẩu Hàng Thực Phẩm Đông Lạnh Vào Việt Nam

5. Phương thức vận chuyển hàng thực phẩm đông lạnh

Có thể vận chuyển bằng hai hình thức:

a. Vận chuyển bằng đường biển

Vận chuyển bằng đường biển sử dụng Container lạnh để vận chuyển hàng đông lạnh.

Thực phẩm đông lạnh khi vận chuyển bằng đường biển sử dụng container lạnh (20’ hoặc 40’). Tuy vào loại hàng hóa, hàng sẽ sử dụng Cont 20’ hay cont 40’, hai loại cont này có kích thước và dung tích giống với container thông thường, nhưng được thiết kế có bình làm lạnh riêng.

Trong cont lạnh phải duy trì nhiệt độ, đảm bảo duy trì tối đa nhiệt độ bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ bảo quản thực phẩm xuất khẩu được thiết lập phù hợp riêng đối với từng mặt hàng nhằm giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng và độ tươi khi đến nơi.

Do đó, khi vận chuyển container đông lạnh bằng đường bộ từ nhà máy ra cảng, xe đầu kéo phải có máy phát. Thủ tục hải quan phải được thực hiện nhanh chóng để giảm tối thiểu thời gian lưu bãi.

b. Vận chuyển bằng đường hàng không

Bên cạnh vận chuyển bằng đường biển, vận chuyển bằng đường hàng không là lựa chọn thứ hai cho thực phẩm đông lạnh. Trước khi vận chuyển hàng, doanh nghiệp bạn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy cách đóng gói đối với mặt hàng thực phẩm đông lạnh.

Khác với vận chuyển bằng tàu biển, thực phẩm xuất nhập khẩu đông lạnh khi lên máy bay phải được bảo quản bằng đá khô. Khoang lạnh máy bay có nhiệt độ thấp nhất từ 0-8 độ C.

Với thời gian bay từ 8-12 tiếng, hàng hóa sẽ được bảo quản ở điều kiện tốt nhất với đá khô. Khi máy bay hạ cánh hoặc chuyển tại, hàng hóa sẽ được bảo quản ở kho lạnh của ga hàng không (sân bay). Nhiệt độ trong kho lạnh có thể điều chỉnh linh hoạt đến thấp nhất -16 độ C.

Trên đây là những thông tin về thủ tục xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh dành cho những doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

1 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

1 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

1 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

1 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

1 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago