THỦ TỤC NHẬP KHẨU HÓA CHẤT, XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU HÓA CHẤT

Những năm gần đây, mặt hàng hóa chất được nhập khẩu về Việt Nam liên tục tăng cao, từ các thị trường chính như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… để đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất công – nông nghiệp trong nước đang ngày càng phát triển. Trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp nhiều nhất, chiếm hơn ¼ trong tổng số lượng hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam.

Thủ tục nhập khẩu hóa chất – dịch vụ cung cấp từ Dịch Vụ Hải Quan Trọn Gói

Ngành hóa chất, theo phân loại, gồm 8 nhóm sản phẩm:

  • phân bón và hợp chất nitơ,
  • chất tẩy rửa,
  • hạt nhựa nguyên sinh và cao su tổng hợp,
  • hóa chất cơ bản,
  • sơn và mực in,
  • thuốc bảo vệ thực vật,
  • sợi nhân tạo,
  • và các sản phẩm hóa chất khác không thuộc các nhóm trên.

Do tính phức tạp của các loại hóa chất dẫn đết rất khó quản lý trong quá trình kinh doanh, sử dụng cũng như mua bán… vì thế, để quản lý chặt chẽ việc kinh doanh cũng như sử dụng các loại hóa chất nói chung và hóa chất công nghiệp nói riêng, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số: 113/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất.

Để giúp các doanh nghiệp nắm rõ hơn về Nghị định trên liên quan đến thủ tục nhập khẩu hóa chất để kinh doanh, nhập khẩu hay mua bán, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Đại Kim Phát chúng tôi xin chia sẻ một số điểm quan trọng có trong Nghị định 113/NĐ-CP và một số điêm cần lưu ý trước khi tiến hành nhập khẩu hóa chất:

1. Quy định chính liên quan đến nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng hóa chất

Nội dung Nghị định số 113/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ nêu rõ cụ thể điều kiện kinh doanh, nhập khẩu cũng như sử dụng các loại hóa chất căn cứ theo các phụ lục ban hành kèm theo như sau:

  • Phụ lục 1: Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có đều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Phụ lục 2: Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
  • Phụ lục 3: Danh Mục hóa chất cấm.
  • Phụ lục 4: Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
  • Phụ lục 5: Danh mục hóa chất phải khai báo hóa chất.

Trong trường hợp các hóa chất có tính chất nguy hiểm, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, bao gồm các chất và hỗn hợp chứa các chất quy định tại Bảng 1 của Phụ lục 4, khi phân loại theo hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất – viết tắt là GHS (Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals) thuộc trường hợp quy định tại Bảng 2 Phụ lục này.

Để thuận lợi trong quá trình nhập khẩu cũng như kinh doanh hóa chất, các doanh nghiệp cần phải tham khảo Nghị định số 113/NĐ-CP để kiểm tra, đối chiếu các loại hóa chất mà doanh nghiệp muốn kinh doanh, nhập khẩu:

  • Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 1 và 2: doanh Nghiệp cần tiến hành xin giấy phép đủ đều kiện kinh doanh, sử dụng.
  • Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 3: không được kinh doanh cũng như nhập khẩu.
  • Nếu hàng hóa chất nằm trong phụ lục 4: doanh nghiệp cần lập danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi nhập khẩu kinh doanh.

2. Những lưu ý cần nắm kỹ trước khi nhập khẩu hóa chất

  • Danh mục hàng hóa kèm theo Nghị định này được Chính phủ Việt Nam quản lý theo tên hóa hoc, công thức hóa hoc và số CAS, trong đó CAS là viết tắt của Chemical Abstracts Service (dịch vụ tóm tắt hóa chất), cụ thể theo chuẩn quốc tế, không quản lý theo tên thương mại, vì vậy khi nhập khẩu hóa chất, doanh nghiệp cần tìm hiệu chính xác tên hóa hoc, công thức hóa học của loại hóa chất muốn kinh doanh, nhập khẩu, để đơn giản hóa thủ tục, tránh mất thời gian cũng như chi phí.
  • Thông thường hàng hóa chất khó xác định bằng cảm quan, do đó hầu hết các loại hóa chất đầu phải giám định,phân tích phân loại, do đó doanh nghiệp cần mô tả tên hàng chính xác với mã HS code (Harmonized System Codes), thêm phần công dụng, thành phần, công thức hóa học nếu có.
  • Đối với Danh mục hàng hóa nằm trong phụ lục 5 (danh mục hàng hóa phải khai báo hóa chất): hiện nay, thực hiện tiêu trí một cửa quốc gia, nên việc khai báo hóa chất trên hệ thống rất đợn giản và nhanh chống, doanh nghiệp chỉ cần tạo tài khoản trên trang quản lý và dùng chữ ký số Hải quan có thể khai báo dễ dàng, thời gian mất tối đa 60 phút.
  • Thực hiện bước khai báo hóa chất trước khi mở tờ khai đề thuận lợi và nhanh chóng.
  • Do hàng hóa chất thường nằm trong danh mục hàng nguy hiểm, nên thời hạn free lưu container lưu bãi rất ít, doanh nghiệp cần chuẩn bị cận thận chứng từ, thủ tục để tránh phát sinh chi phí.

3. Bộ chứng từ thủ tục nhập khẩu hóa chất gồm có:

  • Commercial invoice.
  • Packing list.
  • Bill of Loading.
  • Sales Contract hoặc tương đương.
  • Certificate of Original.
  • Certificate of Analysis.
  • CAS tham khảo nếu có.
  • Giấy phép đủ đều kiện kinh doanh nhập khẩu (nếu có).

4. Quy trình, thủ tục nhập khẩu hóa chất

Hướng dẫn chi tiết quy trình thủ tục nhập khẩu hóa chất, các doanh nghiệp thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.

4.9/5 - (1500 bình chọn)
admin

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago