Thủ Tục Nhập Khẩu Máy In Vào Thị Trường Việt Nam

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu máy in còn vấp phải những vướng mắc về các thủ tục thông quan hàng hoá. So với mặt bằng chung, thì mặt hàng này không gặp nhiều khó khăn về thủ tục so với các mặt hàng khác, chỉ cần xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Xuất bản đối với một số loại máy in nhất định. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đối với các vấn đề liên quan đến thủ tục và hình thức có liên quan.

Thủ Tục Nhập Khẩu Máy In Vào Thị Trường Việt Nam

1. Đơn vị nhập khẩu máy in

Căn cứ theo nghị định số 25/2018/NĐ-CP – sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 60/2014/nđ-cp ngày 19 tháng 6 năm 2014 của chính phủ quy định về hoạt động in, các doanh nghiệp được phép nhập khẩu máy in về Việt Nam. Trong trường hợp, có một số mặt hàng máy in nhập khẩu cần cấp giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

So với trước đây, thì pháp luật Việt Nam đã có nhiều ưu đãi mở rộng so với quy định trước đây. Doanh nghiệp khác ngoài: Cơ sở in; Doanh nghiệp có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị ngành in theo quy định của pháp luật; hay Cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân được phép sử dụng thiết bị in để phục vụ công việc nội bộ; vẫn được phép NK máy in như thường.

2. Danh mục các loại máy in phải xin giấy phép nhập khẩu

Căn cứ theo nghị định số 60/2014/NĐ-CP và thông tư số 16/2015/TT-BTTTT (Phụ lục I) quy định về máy in phân loại các máy in cần xin giấy phép nhập khẩu của Cục xuất bản như sau:

Máy in sử dụng công nghệ kỹ thuật số như: máy in laser, máy in phun có tốc độ in trên 50 tờ (khổ A4)/phút hoặc có khổ in trên A3 hay máy có kết hợp tính năng photocopy màu (đa màu).
Máy in offset, flexo, ống đồng, letterpress.
Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.

Các loại máy in nhiệt, máy in 3d, máy in lưới (lụa) không cần phải xin giấy phép nhập khẩu.

3. Các bước làm thủ tục nhập khẩu máy in

Khi nhập khẩu máy in (trường hợp các máy in cần xin giấy phép) các doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Chứng từ làm thủ tục hải quan

Hợp đồng mua bán,
Hóa đơn thương mại (Commercial invoice),
Bản kê hàng hóa (Packing list),
Vận đơn (Bill of Lading),
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin) v.v…
Hồ sơ xin giấy phép NK máy in:

Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 04 tại phụ lục của nghị định số 25/2018/NĐ-CP.
Catalogue của các thiết bị in.
Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
Các giấy tờ về thông tin cấp phép của doanh nghiệp như giấy chứng nhận mã số thuế, …

Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in

Tổ chức, cá nhân làm thủ tục nhủ p khẩu máy in nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in qua qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp tại Cục Xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 3: Chờ phản hồi từ cơ quan chính phủ

Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị in (kết quả như mẫu dưới đây); trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Bước 4: Nộp hồ sơ thông quan hàng hoá cho hải quan

Sau khi được cấp giấy phép, bạn nộp cho cơ quan Hải quan khi làm thủ tục là có thể thông quan lô hàng máy in nhập khẩu.

Căn cứ vào các thông tin trên bộ chứng từ, lập tờ khai hải quan theo mẫu và phụ lục tờ khai (nếu có).

Hiện nay, các doanh nghiệp có thể kê khai thông tin thông qua hồ sơ giấy hoặc hồ sơ điện tử.

Sau khi hoàn thành thì nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan. Khi hoàn thành, sẽ phân luồng tờ khai để kiểm tra thực tế lô hàng theo mức độ. Doanh nghiệp sẽ nộp các khoản phí và lệ phí liên quan để hoàn thành việc thông quan hàng hoá nhập khẩu. học xuất nhập khẩu ở đâu tốt nhất

Lưu ý: Mã HS và Thuế nhập khẩu máy In mới
Thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng máy in như sau:

– Máy in offset, in cuộn, HS: 8443.11.00, thuế suất là 0%;

– Máy in offset, in theo tờ, loại sử dụng trong văn phòng (sử dụng giấy với kích thước ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm), HS 8443.12.00, thuế suất là 0%;

– Máy in offset khác, HS 8443.13.00, thuế suất là 2%.

Thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng in offset thuộc HS 8443.13.00 được điều chỉnh từ 0% lên 2% từ 1/1/2014 (sử dụng giấy với kích thước ở dạng không gấp một chiều không quá 22cm và chiều kia không quá 36 cm).

Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ( FTA: ATIGA, ASEAN- Trung Quốc ASEAN- Hàn Quốc, ASEAN- Nhật Bản, Việt Nam – Nhật Bản là 0%).

Loại máy in offset, in theo tờ khổ 74cm x 104cm. phân loại vào HS 8443.13.00.

Bước 5: Sau khi thông quan thì liên hệ với bên vận tải kéo hàng về kho hàng.

4.7/5 - (1500 bình chọn)
indochinapost

Recent Posts

Dịch vụ xin cấp C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) là một chứng từ quan…

2 năm ago

DỊCH VỤ KHAI BÁO HẢI QUAN NHANH CHÓNG, UY TÍN

Dịch vụ khai báo hải quan là một khâu chính trong việc đảm bảo hàng…

2 năm ago

DỊCH VỤ HẢI QUAN TẠI NỘI BÀI

Dịch vụ hải quan tại Nội Bài - cho khách hàng công ty Bạn muốn…

2 năm ago

RA MẮT GIAO DIỆN MỚI TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ HẢI QUAN ONLINE

Ra mắt giao diện mới Tạp chí điện tử Hải Quan Online Sáng 14/6, tại…

2 năm ago

INCOTERMS LÀ GÌ? INCOTERMS 2020 LÀ GÌ?

Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms – Các điều khoản thương mại quốc tế) là…

2 năm ago

Hóa đơn thương mại – những thông tin cần biết năm 2022

1. Hóa đơn thương mại - những thông tin cần biết năm 2022 Commercial invoice hay…

2 năm ago