Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

1. Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện: Căn cứ pháp lý 

  • Quyết định 3810/QĐ-BKHCN ngày ban hành 8 tháng 12 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công Nghệ ban hành công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công Nghệ.
  • Thông tư số 21/2009/TT-BKHCN ngày 30/9/2009 về việc ban hành QCVN 4:2009/BKHCN, có hiệu lực từ ngày 01/6/2010 đối với thiết bị điện số thứ tự từ 1 đến 6 của Phụ lục ban hành kèm theo QCVN 4:2009/BKHCN.
  • Thông tư 07/2017/TT-BKHCN ngày 16/6/2017 về việc “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ” ( Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng thuộc quản lý của BKHCN quy định trong QĐ 1171/2015/QĐ-BKHCN) 
  • Công văn 2421/TĐC-HCHQ về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 07-2017-BKHCN ngày 16/6/2017
  • Quyết định 04/2017/QĐ-TTg ngày 9 tháng 3 năm 2017 quy định danh mục dán nhãn năng lượng và lộ trình thực hiện 

Như vậy, mặt hàng nồi cơm điện nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng theo QCVN4:2009/KHCN và dán nhãn năng lượng 

2. Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện: Quy trình và các bước thực hiện

Mã Hs code nồi cơm điện: 85166010, thuế nhập khẩu ưu đãi thông thường: 20%; nhập từ Trung Quốc có FORM E: thuế nhập khẩu 0%; Nhập từ Hàn Quốc có FORM AK: thuế nhập khẩu: 20%, nhập từ Thái Lan; Malaysia có FORM D: thuế nhập khẩu 0%, thuế giá trị tăng: 10%

2.1. Thủ tục trước khi thông quan lô hàng:

Để thông quan lô hàng, doanh nghiệp chỉ cần có 2 văn bản sau;

  • Xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu hoặc công văn xác nhận đã đăng ký công bố hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng

Các việc cần làm: Đăng ký kiểm tra chất lượng, thử nghiệm hiệu suất năng lượng

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu Đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng các tỉnh. Mở tờ khai hải quan tại chi cục nào thì đăng ký tại tỉnh, thành phố đó.
Hồ sơ chuẩn bị: Giấy đăng ký Kiểm tra chất lượng theo mẫu: 4 bản gốc; hợp đồng (sales contract); hóa đơn thương mại (commercial invoice); Quy cách đóng gói (packing list), Vận tải đơn (House bill); Chứng nhận xuất xứ (C/O): bản chụp của tổ chức cá nhân nhập khẩu.
Nộp hồ sơ online trên trang dichvucong4.haiphong.gov.vn nếu hàng về cảng Hải Phòng và mở tờ khai tại chi cục hải quan Hải Phòng. Nếu tại Hồ Chí Minh thì nộp bản cứng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Tp. HCM .Sau khi hệ thống phản hồi hồ sơ đạt thì nộp bản cứng. Chi cục tiêu chuẩn đo lường ký đóng dấu. 1 bản doanh nghiệp lưu và 1 bản nộp cho hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Bước 2: Mở tờ khai hải quan và làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản. Hàng về cảng/ sân bay nào thì mở tờ khai tại chi cục hải quan quản lý cảng/ sân bay đó.
Hồ sơ chuẩn bị: Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng 1 bản gốc; Hóa đơn thương mại (Commercial invoice); Quy cách đóng gói (Packing list): 1 bản chụp; Vận tải đơn (House Bill): Gốc hoặc bản chụp; Chứng nhận xuất xứ (C/O): Bản gốc; Giấy giới thiệu, lệnh,…
–> Hoàn tất thủ tục đem hàng về kho bảo quản

Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp đã có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng có thể nộp cùng với xác nhận đã ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng luôn mà không cần phải làm thủ tục đem hàng về kho bảo quản

Vì vậy, nếu bạn có sẵn mẫu tại Việt Nam thì nên mang đi thử nghiệm Hiệu suất năng lượng trước khi nhập hàng về để rút ngắn thời gian chờ đợi để được thông quan lô hàng.

Bước 3: Mang mẫu đến 1 trong các trung tâm Trung tâm 1 (Quatest 1); Trung tâm 3 (Quatest 3); Vietcert; Quacert để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy; hoặc liên hệ Trung tâm kiểm tra sẽ xuống kho lấy mẫu.
Hồ sơ chuẩn bị: Hợp đồng thử nghiệm do Quatest làm: 2 bản gốc; Tờ khai, Certificate, Bản vẽ kỹ thuật: 1 bản chụp
Số lượng mẫu: 1 mẫu

Lưu ý: Kiểm tra chất lượng theo lô hàng nhập khẩu; nên lô hàng nào về doanh nghiệp cũng phải làm bước này. Trường hợp lô đầu tiên nhập khẩu, mẫu đem đi thử nghiệm có thể bị phá hủy.

Bước 4: Mang mẫu lên Trung tâm 1 (Quatest 1) hoặc Trung tâm 3 (Quatest 3), hoặc Vinacomin để thử nghiệm hiệu suất năng lượng. Lưu ý phiếu thử nghiệm hiệu suất năng lượng có giá trị vô thời hạn cho model cùng chủng loại.

Sau khi có kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng, doanh nghiệp nộp hồ sơ cùng với xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng để được thông quan lô hàng

2.2 Thủ tục sau thông quan lô hàng:

Bước 5: Trả kết quả kiểm tra chất lượng cho nơi đăng ký kiểm tra chất lượng
Nộp online tại: dichvucong4.haiphong.gov.vn nếu đăng ký tại Hải Phòng; tại HCM nộp bản cứng.
–> Chi cục tiêu chuẩn đo lường ra “Thông báo hồ sơ đã hoàn thiện đúng thời gian quy định tại thông tư 07/2017”

Bước 6: Xác nhận công bố đã đăng ký dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện

Thủ tục nhập khẩu nồi cơm điện

 

Doanh nghiệp lập hồ sơ và xin xác nhận công bố dán nhãn năng lượng của Vụ tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững – Bộ công thương.. Chứng từ này có tác dụng chứng minh doanh nghiệp đã công bố nhãn năng lượng cho các cơ quan liên quan khi đến kiểm tra và dùng để thay thế phiếu kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng trong quá trình thông quan lô hàng tiếp theo.

Với hơn 6 năm kinh nghiệm làm thủ tục, xin các giấy tờ liên quan cho các mặt hàng điện tử, điện lạnh, gia dụng. Chúng tôi nhận nhập khẩu ủy thác các mặt hàng này. Chúng tôi nắm rất rõ từng chi phí, thời gian hoàn thành công việc.

Để được tư vấn ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi

4.9/5 - (150 bình chọn)